25/05/2018, 13:19

Đốm Xanh Mờ

(Pale Blue Dot) là một bức ảnh về Trái Đất chụp vào năm 1990 bởi Voyager 1 từ xa, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Theo yêu cầu của Carl Sagan, NASA điểu khiển tàu không gian Voyager 1, vốn đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ ...

(Pale Blue Dot) là một bức ảnh về Trái Đất chụp vào năm 1990 bởi Voyager 1 từ xa, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Theo yêu cầu của Carl Sagan, NASA điểu khiển tàu không gian Voyager 1, vốn đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ Mặt Trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn.

Chụp từ 6,1 tỉ kilomét (3,7 tỉ dặm), Trái Đất chỉ là một đốm nhỏ màu trắng xanh phía tay phải giữa không gian đen tối sâu thẳm.

Sau đó, tên bức ảnh đã được sử dụng bởi Sagan trong tên cuốn sách năm 1994 của ông, : Tầm nhìn về tương lai loài người trong không gian.

Năm 2001, bức ảnh đã được chọn bởi Space.com là một trong 10 tấm ảnh hàng đầu về khoa học.

Bức ảnh

Vị trí tương đối của Voyager 1 khi chụp bức ảnh này được khoanh tròn

Voyager 1 được phóng lên ngày 5 tháng 9 năm 1977. Sagan đã có ý tưởng dùng Voyager để chụp một bức ảnh của Trái Đất khi nó đến điểm thuận lợi tại rìa của hệ Mặt Trời.

Ngày 14 tháng 2 năm 1990, khi đã hoàn thiện nhiệm vụ cơ bản của nó, NASA điều khiển con tàu hướng ống kính camera để chụp các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Giữa khoảng ngày 14/2/1990 và 6/6/1990, một bức ảnh của Voyager gửi về có chụp hình ảnh Trái Đất, hiện lên giống như một "đốm xanh mờ" trong bức ảnh dạng hạt.

Theo hệ thống phần mềm HORIZONS tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL) của NASA,[11] khoảng cách giữa Voyager và Trái Đất trong thời gian chụp bức ảnh là:

Tổ hợp "bức ảnh gia đình" của Hệ Mặt Trời khi chụp ở một khoảng cách lớn bởi Voyager 1

Bức ảnh được chụp sử dụng một camera góc hẹp tại vị trí 32° trên mặt phẳng hoàng đạo và nó được tạo ra nhờ các bộ lọc xanh da trời (blue), xanh lá cây (green) và tím (violet). Camera góc hẹp khác với camera góc rộng, nó được trang bị để chụp các chi tiết xác định trước của một vùng không gian. Dải sáng trên Trái Đất và trong bức ảnh là do tán xạ ánh sáng Mặt Trời trong thấu kính quang học của camera, kết quả của vị trí Trái Đất và Mặt Trời làm thành một góc nhỏ khi nhìn từ tàu Voyager. Hình ảnh Trái Đất nhỏ hơn một pixel trong bức ảnh—theo NASA "chỉ có kích thước bằng 0,12 pixel."

Voyager cũng đã chụp ảnh Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Khi ghép chúng lại thành một bức ảnh ở bên trái, chúng tạo thành chân dung của hệ Mặt Trời. Sao Thủy quá mờ do ánh sáng Mặt Trời nên không thể chụp được và Sao Hỏa không hiện ra do hiệu ứng của ánh sáng Mặt Trời trên camera quang học. NASA đã biên tập 60 bức ảnh để tạo ra một bức khảm gọi là chân dung gia đình.

0