25/05/2018, 10:04
Đổi mới quản lý giáo dục đại học
Đổi mới cơ cấu hệ thống quản lý nhằm nâng cao tính hiệu quả của nền GDĐH (1) . Từng bước xây dựng 2 cấp quản lý Nhà nước về GDĐH, chuyển một bộ phận các trường ĐH ngoài công lập, các cơ sở GDĐH nặng về đào tạo nghề nghiệp và các trường cao đẳng cộng ...
- Đổi mới cơ cấu hệ thống quản lýnhằm nâng cao tính hiệu quả của nền GDĐH (1).
- Từng bước xây dựng 2 cấp quản lý Nhà nước về GDĐH, chuyển một bộ phận các trường ĐH ngoài công lập, các cơ sở GDĐH nặng về đào tạo nghề nghiệp và các trường cao đẳng cộng đồng về cấp tỉnh để quản lý (2).
- Tổ chức phân tầng nền GDĐH đi kèm với việc điều chỉnh sự phân bổ các trường ĐH trên lãnh thổ và quy mô hợp lý của các trường ĐH về mặt kinh tế (3).
- Từng bước chuyển cơ cấu GDĐH hiện nay thành cơ cấu nền “GD sau trung học phổ thông” (4).
- Đổi mới công tác tổ chức quản lý ở cấp Nhà nước và ở bộ GD&ĐT nhằm nâng cao tính hiệu lực của việc xây dựng chính sách vĩ mô và giám sát hệ thống.
- Xây dựng cơ chế để Nhà nước thống nhất quản lý GDĐH bằng luật và chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển và đảm bảo công tác giám sát kiểm tra (5).
- Tổ chức lại “Hội đồng Quốc gia Giáo dục” theo hướng thực sự là một hội đồng tư vấn của Thủ tướng chính phủ (6).
- Xây dựng viện nghiên cứu chính sách công và quản lý GD thuộc bộ GD&ĐT (7).
- Khẩn trương hoàn thành hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng và xây dựng các trung tâm đảm bảo chất lượng, mạng lưới cộng tác viên đánh giá/ kiểm định chất lượng nhằm từng bước triển khai công tác kiểm định công nhận chất lượng cho các cơ sở GDĐH (8).
- Xây dựng phòng “quan hệ công chúng” ở bộ GD&ĐT nhằm đưa
“những nhóm có lợi ích liên quan” tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như tranh thủ sự đồng thuận của công chúng (9).
Đổi mới công tác quản lý nhà trườngnhằm nâng caonăng lực cạnh tranh và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH.
- Tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH và tập trung phần lớn thẩm quyền ra quyết định cho cấp nhà trường (10).
- Khẩn trương thành lập “Hội đồng trường” ở các trường ĐH và tăng cường trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH thông qua cơ cấu tổ chức hội đồng trường, trách nhiệm công bố công khai mục tiêu, chuẩn chất lượng của các dịch vụ cung cấp, cơ sở vật chất và báo cáo tài chính đã được kiểm toán (11).
- Tổ chức công tác tài chính ở các trường ĐH theo kiểu công ty (12).
- Nghiên cứu chính sách cho phép xây dựng các công ty của các trường ĐH (13).
- Tổ chức trung tâm tư vấn sinh viên ở các trường ĐH (14).
GHI CHÚ:
- Cơ cấu hệ thống quản lý ở đây là cơ cấu hệ thống GDĐH xét về mặt quản lý. Chữ “hiệu quả” được hiểu là: a) Chất lượng của hệ thống xét về mức độ góp phần của GDĐH vào việc phát triển kinh tế – xã hội bền vững. (b) Hiệu quả về mặt giải quyết bài toán công bằng xã hội; và (c) Hiệu quả và hiệu suất về mặt kinh tế, tài chính.
- Đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 300 cơ sở GDĐH, trong đó có khoảng 100 cơ sở ngoài công lập. Rõ ràng khi đó, riêng về mặt quản lý Nhà nước, bộ GD&ĐT cũng sẽ lâm vào cảnh vượt quá “phạm vi giám sát có hiệu quả” nếu không có phân cấp. Hơn nữa, có phân cấp thì các cơ sở GDĐH mới gắn chặt hơn với nhu cầu của địa phương, của cộng đồng. Trung Quốc đã thực hiện việc này nhiều năm qua và đã thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt. Hiện nay, Trung Quốc còn có kế hoạch chuyển sang 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh và cấp cộng đồng ở các thành phố lớn. Tất nhiên việc này phải có lộ trình. Và cũng cần lưu ý, ngày nay người ta theo phương thức phân cấp đi song song với việc xây dựng năng lực quản lý của địa phương chứ không còn theo phương thức đợi cho đến khi có năng lực rồi mới phân cấp.
- Với nền GDĐH cho số đông, xu thế chung ngày nay là tổ chức phân tầng nền GDĐH theo cả tính chất và trình độ. Việc này cần thực hiện kèm theo việc lựa chọn quy mô kinh tế thích hợp cho từng loại trường ĐH và tổ chức phân bổ các trường ĐH trên lãnh thổ nhằm đảm bảo tốt hơn công bằng xã hội trong GDĐH, tạo điều kiện tốt hơn cho việc tiếp cận GDĐH của nhân dân vùng sâu, vùng xa và các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.
- Ngày nay thế giới xem GDĐH là GD sau trung học phổ thông. Việc chuyển thành cơ cấu này sẽ thuận lợi cho quá trình toàn cầu hóa về GDĐH cũng như góp phần hạn chế những bất lợi về tâm lý bằng cấp quá nặng hiện nay.
- Chuyển đổi cung cách quản lý hệ thống của Nhà nước và bộ GD&ĐT từ việc trực tiếp tổ chức sang việc sử dụng công cụ chính sách và giám sát kiểm tra.
- Hội đồng Giáo dục Quốc gia hiện nay tuy có chức năng là tư vấn nhưng lại bao gồm đa số là các vị lãnh đạo cấp Bộ trưởng. Vì vậy, chức năng tư vấn bị mờ nhạt.
- Khi hội nhập toàn cầu hóa (TCH), các nước đều phải có kỹ năng cao trong việc cung cấp các dịch vụ công nói chung và dịch vụ GDĐH nói riêng. TCH trong GDĐH có nghĩa là phải cạnh tranh trong GDĐH. Hơn nữa, vấn đề hiệu quả, hiệu suất cũng trở thành hết sức phức tạp và phải có tính chuyên nghiệp. Vì vậy, việc lập ra viện này vừa làm chức năng nghiên cứu chính sách công vừa làm chức năng bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho cán bộ GDĐH là hết sức cấp bách.
- Đánh giá chất lượng ngày nay bao gồm cả đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài (bởi đồng nghiệp hoặc thành phần thứ ba). Vì vậy, đây không chỉ là công việc của cục KT và KĐCL mà còn phải có một mạng lưới cộng tác viên và các trung tâm đảm bảo chất lượng ở các vùng, các nhóm cơ sở GDĐH.
- GDĐH là vấn đề xã hội. Do vậy, ý kiến của công chúng là hết sức quan trọng. Nhiều vấn đề về GD bị nhiễu, bị hiểu lầm một phần là do bộ GD&ĐT thiếu mảng “quan hệ công chúng”.
- Trong nền GDĐH thường có 3 cấp thẩm quyền chính: a) Chính phủ/ Bộ quản lý; b) Cấp Nhà trường và c) Cấp Bộ môn/ thầy giáo. Xu thế ngày nay là tập trung phần lớn quyền lực vào cấp nhà trường.
- Đây là xu thế chung ngày nay. Chỉ có như vậy mới có được những đổi mới ở trường ĐH, đảm bảo được quyền lợi của các nhóm lợi ích có liên quan cũng như xem xét được tính hiệu quả/ hiệu suất về mặt tài chính ở trường ĐH.
- Có 04 mô hình trong quản lý trường ĐH, a) Kiểu “Hiệp hội” truyền thống; b) Kiểu hành chính; c) Kiểu công ty cổ phần và d) Kiểu doanh nghiệp tự quản. Thường một trường ĐH phải phối hợp cả 4 mô hình này. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, trọng số hai kiểu sau tăng lên khá nhanh và chiếm trên 50% ở đa số các trường ĐH. Đây cũng là nội dung chính trong công cuộc cải cách GDĐH ở Nhật Bản hiện nay.
- Nhờ việc lập công ty của các trường ĐH mà đến nay ở Trung Quốc, bình quân các công ty này đã góp đến 17% tổng thu nhập của trường ĐH (trong đó có một số trường ĐH có con số này đến trên 50%). Nhờ đó đã gánh được một phần học phí cho sinh viên. Hơn nữa, đây cũng là cơ sở để các trường ĐH có thể phát triển những công ty “spin – off”, công ty công nghệ cao v.v… (Khu Silicon có tiền thân là những công ty kiểu này của ĐH Standford).
- Ở nhiều nước có tổ chức tư vấn cho SV ở trường ĐH. Tổ chức này chẳng những giúp tư vấn về học tập, việc làm, mà còn cả những vấn đề xã hội, riêng tư.