28/05/2018, 13:59
Đôi điều cần biết khi viết sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh
(ĐHVH HN) - Chúng ta chắc đều biết khi đi xin việc thì bộ hồ sơ nào cũng phải có sơ yếu lí lịch của người đi xin việc. Đó là công cụ quảng bá bản thân, giúp nhà tuyển dụng biết bạn là ai, có phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển vào không. Tùy loại hình công việc và yêu cầu của nhà tuyển ...
(ĐHVH HN) - Chúng ta chắc đều biết khi đi xin việc thì bộ hồ sơ nào cũng phải có sơ yếu lí lịch của người đi xin việc. Đó là công cụ quảng bá bản thân, giúp nhà tuyển dụng biết bạn là ai, có phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển vào không. Tùy loại hình công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn chỉ cần điền sơ yếu lí lịch tiếng Việt theo mẫu sẵn nhưng có khi tự tay bạn phải viết một bản sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh. Viết một bản sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh sẽ rất khác so với khi viết bằng tiếng Việt. Bước quan trọng nhất để viết được một bản lí lịch là chuẩn bị thật kỹ dữ liệu. Việc lưu lại thông tin về công việc từng làm, trình độ học vấn, những thành tích và kĩ năng bạn có sẽ giúp bạn xây dựng nên một bản sơ yếu lí lịch đầy đủ và có thể dùng cho nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Sau khi có đầy đủ thông tin dữ liệu, việc tiếp theo sẽ là chọn cách viết sơ yếu lí lịch. Hiện tại, có hai thuật ngữ có thể dùng để chỉ sơ yếu lí lịch: “CV” (Curriculum Vitae) và “Résumé”. Sự khác biệt chính giữa “CV” và “Résumé” chính là độ dài, nội dung, mục đích sử dụng và cách trình bày. Dù cả hai đều tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt được, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ lược năng lực của ứng viên trước khi quyết định mời họ tham gia kiểm tra hoặc phỏng vấn nhưng không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau. Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa “CV” và “Résumé”.
- Tên:
+ “CV” là chữ viết tắt của “Cirriculum Vitae” xuất phát từ tiếng La-tinh, dịch sang tiếng Anh là “course of life”. Đó là bản tổng hợp quá trình học tập, cũng như kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, xuất bản, những thành tích, thành quả đạt được và những chi tiết khác.
+ “Résumé” là từ tiếng Pháp, tiếng Anh có nghĩa là “sum up”. Đó là bản tóm tắt ngắn gọn, súc tích về những kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của bạn.
+ “Résumé” là từ tiếng Pháp, tiếng Anh có nghĩa là “sum up”. Đó là bản tóm tắt ngắn gọn, súc tích về những kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của bạn.
- Độ dài:
+ “CV” thường dài từ 2 trang A4 trở lên vì đây là một tài liệu chi tiết, tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp thì “CV” có thể dài từ 2 đến 3 trang và thường không quá 3 trang nhưng “CV” của một nhà nghiên cứu lâu năm thì sẽ dài hơn, có thể dài tới 10 trang hoặc hơn.
+ “Résumé” thì có độ dài không quá 2 trang, thông thường chỉ 1 trang A4 vì đây là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Trong “Résumé”, việc liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua là không cần thiết mà bạn chỉ cần lọc ra những thành tích có liên quan đến vị trí công việc mà bạn xin hoặc nổi bật nhất của bạn.
+ “Résumé” thì có độ dài không quá 2 trang, thông thường chỉ 1 trang A4 vì đây là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Trong “Résumé”, việc liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua là không cần thiết mà bạn chỉ cần lọc ra những thành tích có liên quan đến vị trí công việc mà bạn xin hoặc nổi bật nhất của bạn.
- Mục đích sử dụng:
+ “CV” thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh hay nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh trong những trường hợp này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ thường yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như “CV” chứ không phải ngắn gọn như “Résumé”. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào “CV” mà không cần phải bỏ mục cũ nào.
+ “Résumé” lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc nên trong đó, bạn không cần phải liệt kê những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển. Tùy vào từng vị trí công việc khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh “Résumé” của mình như thêm bớt các mục để nội dung của nó nêu bật lên được bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc này.
Mặc dù trên lý thuyết “CV” và “Résumé” có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, “CV” vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và “Résumé” vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì:
+ “CV” thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand.
+ “Résumé” thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng “CV” để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận “CV” và “Résumé” cho cả hai mục đích.
Hiện tại ở nước ta, “CV” được dùng để nộp hồ sơ xin việc nhiều hơn “Résumé” và khi nhắc tới lí lịch bằng tiếng Anh, người ta vẫn hay gọi “CV”.
+ “Résumé” lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc nên trong đó, bạn không cần phải liệt kê những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển. Tùy vào từng vị trí công việc khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh “Résumé” của mình như thêm bớt các mục để nội dung của nó nêu bật lên được bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc này.
Mặc dù trên lý thuyết “CV” và “Résumé” có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, “CV” vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và “Résumé” vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì:
+ “CV” thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand.
+ “Résumé” thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng “CV” để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận “CV” và “Résumé” cho cả hai mục đích.
Hiện tại ở nước ta, “CV” được dùng để nộp hồ sơ xin việc nhiều hơn “Résumé” và khi nhắc tới lí lịch bằng tiếng Anh, người ta vẫn hay gọi “CV”.
- Cách trình bày:
+ Đối với “CV”, tùy vào mục đích sử dụng, ta có nhiều cách trình bày khác nhau như theo trình tự thời gian (Chronological CV), theo chức năng hay kỹ năng nghề nghiệp thường (Functional/Skills-based CV), theo cách kết hợp cả theo trình tự thời gian và kỹ năng nghề nghiệp (Combined/Hybrid CV), hoặc theo kiểu tóm tắt ngắn gọn trình độ học vấn, bằng cấp liên quan (Mini CV), v.v. Tuy nhiên, cách viết lí lịch được theo trình tự thời gian hiện phổ biến nhất và được các nhà tuyển dụng yêu thích vì các thông tin được sắp xếp một cách hệ thống, dễ theo dõi từ những sự gần hiện tại nhất ngược lại những sự kiện đã diễn ra trước đây. Trình tự trình bày của các mục thường không đổi như sau: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, các thành tựu đạt được, kĩ năng, sở thích, thông tin liên lạc của người giới thiệu hay người đảm bảo. Bố cục của “CV” không cần thiết phải có sự sáng tạo.
+ Trong “Résumé”, bố cục có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển. Thông thường trong bản “Résumé” mục kinh nghiệm làm việc được đặt lên đầu còn lịch sử học vấn hay trình độ học vấn được đặt ở sau thậm chí ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Ngoài ra, bạn còn có thể tự do sáng tạo, tự thiết kế “Résumé” của mình theo một bố cục hoàn toàn mới để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy có nhiều kiểu viết sơ yếu lí lịch nhằm xin vào những vị trí khác nhau, phục vụ những mục đích khác nhau. Dưới đây là nội dung cơ bản nhất của một bản sơ yếu lí lịch xin việc tiếng Anh.
1. Phần mở đầu:
Nội dung phần này cung cấp tất cả các thông tin liên lạc của bạn bao gồm tên, địa chỉ, email, và số điện thoại.
Thông thường, nhiều người hay viết tiêu đề cho sơ yếu lí lịch bằng cụm từ “CV” hay “Cirriculum Vitae” hoặc “Résumé” nhưng điều này là không cần thiết bởi bản thân nó là một sơ yếu lí lịch rồi. Thay vì viết sử dụng những từ này, bạn có thể đặt tiêu đề là tên mình viết to, in đậm chính giữa trang giấy để gây ấn tượng ngay, dưới đó là các thông tin liên lạc còn lại.
Ví dụ:
NGUYEN VAN SON
37 Ba Trieu Street
Hanoi
0912345678
sonnv@gmail.com
Chúng ta cũng có thể ghi phần này trong một mục “Personal Details” (Thông tin cá nhân) bao gồm: Name (tên), D.O.B (ngày sinh), Address (địa chỉ), Telephone number (điện thoại), Email (địa chỉ hòm thư điện tử). Bạn cũng có thể đính kèm ảnh mới nhất của mình, cỡ 3x4 hoặc 4x6 tại đây.
Sau mục này, bạn có thể thêm một phần “Profile” (sơ lược về bản thân – những câu viết ngắn gọn miêu tả bản thân mình – đây được coi là thông điệp thực sự có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn) hay “Career Objective” (mục tiêu nghề nghiệp – mong muốn, mục đích mà mình muốn đạt tới trong sự nghiệp) hay chỉ đơn giản mục tiêu nhận được vị trí đang tuyển. Nếu viết mục này thì hãy viết đơn giản, rõ ràng và cụ thể vì các nhà tuyển dụng thường thích các ứng viên có tư duy mạch lạc và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Ví dụ:
Profile: I am a highly-motivated graduate with knowledge of pedagogy, and capacity to adapt to children with special needs.
Career Objective: I wish to do an academic librarian job in a reputed university and help build a huge collection of academic books and reference materials.
2. Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Trong phần này, bạn liệt kê quá trình học tập của mình theo trình tự thời gian từ gần nhất tới xa nhất (có thể tới trung học phổ thông), có kèm cả tên chuyên ngành và tên của trường theo học, bằng cấp, chứng chỉ đạt được sau khi học tập tại đó. Nếu chưa tốt nghiệp hay hoàn thành khóa học, bạn chỉ cần nêu khoảng thời gian bạn sẽ bỏ ra để tham gia học.
Ví dụ:
2017 – Present Master of Arts, Business Administration, Foreign Trade University
2010 – 2014 Bachelor of Arts, Business Adminstration, Foreign Trade University
June 2014 TOEIC Certificate, IIG, Vietnam
3. Kinh nghiệm làm việc (Work experience)
Mục này còn có những tên khác như “Work History” hay “Employment History”. Nội dung chính ở đây chính là những công việc mà kinh nghiệm thu được có liên quan đến ngành nghề hay vị trí mình đang ứng tuyển.
Công việc nên được liệt kê theo thứ tự thời gian bắt đầu với việc làm gần đây nhất của bạn. Bao gồm tên công ty, vị trí, chức danh, nhiệm vụ, và trách nhiệm hay một vài đặc điểm của công việc trong khi làm việc ở đó. Bạn cũng có thể nêu rõ cả danh hiệu, hoặc thể hiện vị trí của bạn trong từng công việc và mô tả ngắn gọn về thành tích mình đạt được nếu có.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chưa làm một công việc chính thức, bạn có thể liệt kê các công việc tình nguyện hoặc bán thời gian mà mình đã từng tham gia, càng liên quan đến vị trí ứng tuyển càng tốt.
4. Kĩ năng (Skills)
Bạn có thể nêu bất cứ kĩ năng nào mình có (thường liên quan đến công việc ứng tuyển), có thể kĩ năng xã hội, giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng sử dụng máy tính văn phòng, ngôn ngữ có thể sử dụng và mức độ thành thạo, v.v. Trình tự liệt kê tùy theo mức độ quan trọng của nó đối với công việc và bạn cần lưu ý nhấn mạnh kỹ năng cần thiết cho công việc.
5. Sở thích và Thành tựu hay thành tích đạt được (Interests and Achievements)
Bạn nói đến những sở thích tạo nên cá tính của mình hoặc liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển như giáo viên mầm non thì có thể liên quan đến việc chơi với trẻ con, dã ngoại, đọc truyện, nấu ăn, làm đồ hand-made, v.v.
Còn về thành tích, bạn có thể nêu bất cứ thành tích liên quan khả năng lãnh đạo như lớp trưởng, lớp phó, bí thư, trưởng nhóm, chủ tịch câu lạc bộ, thành viên hoặc trưởng ban tổ chức Hội sinh viên hay các đoàn thể, v.v. Các vị trí này cho thấy được kĩ năng mềm mà hầu hết các công việc đều cần như tổ chức, lên kế hoạch, làm việc theo nhóm, đàm phán,v.v. Nếu bạn có nhiều thành tựu thì có thể tách riêng thành 2 mục và mục “Achievements” (Thành tựu đạt được) để lên trước. Còn nếu không có thành tích gì đặc sắc thì bạn có thể bỏ qua mục này.
6. Người giới thiệu hay người xác nhận (References)
Các nhà tuyển dụng thẩm định thông tin của bạn là đúng hay không thông qua việc liên lạc với những người được bạn đề cập đến trong mục này. Bạn có thể nêu những người giới thiệu hoặc xác nhận thông tin của bạn về học tập hoặc / và công việc trước đây bạn làm. Nội dung gồm có tên, vị trí / chức vụ, thông tin liên lạc (điện thoại, email) của người giới thiệu / xác nhận.
Ví dụ:
Mr. Dang Van Dung
Store Manager – CMC Company
Email: dungdv@cmc.com
Phone number: 0983232666
Khi viết sơ yếu lí lịch để xin việc bằng tiếng Anh, bạn cần lưu ý:
+ Trong “Résumé”, bố cục có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển. Thông thường trong bản “Résumé” mục kinh nghiệm làm việc được đặt lên đầu còn lịch sử học vấn hay trình độ học vấn được đặt ở sau thậm chí ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Ngoài ra, bạn còn có thể tự do sáng tạo, tự thiết kế “Résumé” của mình theo một bố cục hoàn toàn mới để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy có nhiều kiểu viết sơ yếu lí lịch nhằm xin vào những vị trí khác nhau, phục vụ những mục đích khác nhau. Dưới đây là nội dung cơ bản nhất của một bản sơ yếu lí lịch xin việc tiếng Anh.
1. Phần mở đầu:
Nội dung phần này cung cấp tất cả các thông tin liên lạc của bạn bao gồm tên, địa chỉ, email, và số điện thoại.
Thông thường, nhiều người hay viết tiêu đề cho sơ yếu lí lịch bằng cụm từ “CV” hay “Cirriculum Vitae” hoặc “Résumé” nhưng điều này là không cần thiết bởi bản thân nó là một sơ yếu lí lịch rồi. Thay vì viết sử dụng những từ này, bạn có thể đặt tiêu đề là tên mình viết to, in đậm chính giữa trang giấy để gây ấn tượng ngay, dưới đó là các thông tin liên lạc còn lại.
Ví dụ:
NGUYEN VAN SON
37 Ba Trieu Street
Hanoi
0912345678
sonnv@gmail.com
Chúng ta cũng có thể ghi phần này trong một mục “Personal Details” (Thông tin cá nhân) bao gồm: Name (tên), D.O.B (ngày sinh), Address (địa chỉ), Telephone number (điện thoại), Email (địa chỉ hòm thư điện tử). Bạn cũng có thể đính kèm ảnh mới nhất của mình, cỡ 3x4 hoặc 4x6 tại đây.
Sau mục này, bạn có thể thêm một phần “Profile” (sơ lược về bản thân – những câu viết ngắn gọn miêu tả bản thân mình – đây được coi là thông điệp thực sự có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn) hay “Career Objective” (mục tiêu nghề nghiệp – mong muốn, mục đích mà mình muốn đạt tới trong sự nghiệp) hay chỉ đơn giản mục tiêu nhận được vị trí đang tuyển. Nếu viết mục này thì hãy viết đơn giản, rõ ràng và cụ thể vì các nhà tuyển dụng thường thích các ứng viên có tư duy mạch lạc và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Ví dụ:
Profile: I am a highly-motivated graduate with knowledge of pedagogy, and capacity to adapt to children with special needs.
Career Objective: I wish to do an academic librarian job in a reputed university and help build a huge collection of academic books and reference materials.
2. Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Trong phần này, bạn liệt kê quá trình học tập của mình theo trình tự thời gian từ gần nhất tới xa nhất (có thể tới trung học phổ thông), có kèm cả tên chuyên ngành và tên của trường theo học, bằng cấp, chứng chỉ đạt được sau khi học tập tại đó. Nếu chưa tốt nghiệp hay hoàn thành khóa học, bạn chỉ cần nêu khoảng thời gian bạn sẽ bỏ ra để tham gia học.
Ví dụ:
2017 – Present Master of Arts, Business Administration, Foreign Trade University
2010 – 2014 Bachelor of Arts, Business Adminstration, Foreign Trade University
June 2014 TOEIC Certificate, IIG, Vietnam
3. Kinh nghiệm làm việc (Work experience)
Mục này còn có những tên khác như “Work History” hay “Employment History”. Nội dung chính ở đây chính là những công việc mà kinh nghiệm thu được có liên quan đến ngành nghề hay vị trí mình đang ứng tuyển.
Công việc nên được liệt kê theo thứ tự thời gian bắt đầu với việc làm gần đây nhất của bạn. Bao gồm tên công ty, vị trí, chức danh, nhiệm vụ, và trách nhiệm hay một vài đặc điểm của công việc trong khi làm việc ở đó. Bạn cũng có thể nêu rõ cả danh hiệu, hoặc thể hiện vị trí của bạn trong từng công việc và mô tả ngắn gọn về thành tích mình đạt được nếu có.
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chưa làm một công việc chính thức, bạn có thể liệt kê các công việc tình nguyện hoặc bán thời gian mà mình đã từng tham gia, càng liên quan đến vị trí ứng tuyển càng tốt.
4. Kĩ năng (Skills)
Bạn có thể nêu bất cứ kĩ năng nào mình có (thường liên quan đến công việc ứng tuyển), có thể kĩ năng xã hội, giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng sử dụng máy tính văn phòng, ngôn ngữ có thể sử dụng và mức độ thành thạo, v.v. Trình tự liệt kê tùy theo mức độ quan trọng của nó đối với công việc và bạn cần lưu ý nhấn mạnh kỹ năng cần thiết cho công việc.
5. Sở thích và Thành tựu hay thành tích đạt được (Interests and Achievements)
Bạn nói đến những sở thích tạo nên cá tính của mình hoặc liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển như giáo viên mầm non thì có thể liên quan đến việc chơi với trẻ con, dã ngoại, đọc truyện, nấu ăn, làm đồ hand-made, v.v.
Còn về thành tích, bạn có thể nêu bất cứ thành tích liên quan khả năng lãnh đạo như lớp trưởng, lớp phó, bí thư, trưởng nhóm, chủ tịch câu lạc bộ, thành viên hoặc trưởng ban tổ chức Hội sinh viên hay các đoàn thể, v.v. Các vị trí này cho thấy được kĩ năng mềm mà hầu hết các công việc đều cần như tổ chức, lên kế hoạch, làm việc theo nhóm, đàm phán,v.v. Nếu bạn có nhiều thành tựu thì có thể tách riêng thành 2 mục và mục “Achievements” (Thành tựu đạt được) để lên trước. Còn nếu không có thành tích gì đặc sắc thì bạn có thể bỏ qua mục này.
6. Người giới thiệu hay người xác nhận (References)
Các nhà tuyển dụng thẩm định thông tin của bạn là đúng hay không thông qua việc liên lạc với những người được bạn đề cập đến trong mục này. Bạn có thể nêu những người giới thiệu hoặc xác nhận thông tin của bạn về học tập hoặc / và công việc trước đây bạn làm. Nội dung gồm có tên, vị trí / chức vụ, thông tin liên lạc (điện thoại, email) của người giới thiệu / xác nhận.
Ví dụ:
Mr. Dang Van Dung
Store Manager – CMC Company
Email: dungdv@cmc.com
Phone number: 0983232666
Khi viết sơ yếu lí lịch để xin việc bằng tiếng Anh, bạn cần lưu ý:
- Giữ thái độ trung thực khi viết. Bạn hãy chỉ khai những bằng cấp, chứng chỉ, giấy khen, kinh nghiệm mà mình thực sự có. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa thực sự trải qua bất kì công việc chính thức nào, bạn cũng đừng băn khoẳn mà hãy tự tin vì các nhà tuyển dụng cũng cần những nhân viên trung thực, nhiệt tình, ham học hỏi.
- Viết những câu tiếng Anh ngắn gọn nhưng đầy đủ và súc tích, tập trung vào vị trí công việc ứng tuyển và nhà tuyển dụng.
- Sử dụng tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu. Bạn nên sử dụng các cấu trúc viết đơn giản, động từ hành động hơn là sử dụng cấu trúc phức tạp với các danh từ hóa hay các thành ngữ.
- Sử dụng động từ dưới dạng “V-ing” hoặc danh từ để thay thế cho những câu văn hoàn chỉnh.
Ví dụ:
+ Listening to others’ ideas carefully.
+ Contributing to the project assigned.
+ Listening to others’ ideas carefully.
+ Contributing to the project assigned.
- Tránh dùng những từ hoa mĩ, phóng đại mà hãy dùng những con số, thông tin thực tế.
Ví dụ:
Tránh: “Being excellent in giving presentations.” (Có khả năng thuyết trình tuyệt vời.)
Nên: “Being able to present in conferences in front of groups 50 to 200 people.” (Có khả năng thuyết trình ở hội thảo trước 50 – 200 người.)
Tránh: “Being excellent in giving presentations.” (Có khả năng thuyết trình tuyệt vời.)
Nên: “Being able to present in conferences in front of groups 50 to 200 people.” (Có khả năng thuyết trình ở hội thảo trước 50 – 200 người.)
- Dùng phương pháp liệt kê hiệu quả, ngắn gọn và cách viết phải nhất quán về thì, dạng của động từ sử dụng, viết ngày tháng, viết hoa, bôi đen... Ví dụ liệt kê các công việc đã làm bắt đầu bằng “V-ing”.
- Rà soát kỹ các lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật trước khi nộp bản sơ yếu lí lịch. Người tuyển dụng sẽ khó chấp nhận một bản lí lịch mắc nhiều lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật vì họ sẽ cho rằng bạn không cẩn thận, nghiêm túc hoặc không thực sự chú tâm đến việc ứng tuyển vị trí công việc này.
Trên đây là một vài điều cần biết và lưu ý khi viết sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh. Hi vọng bài viết này sẽ phần nào đó giúp các bạn sinh viên hình dung được nội dung của một bản sơ yếu lí lịch bằng tiếng Anh và có ích cho các bạn khi xây dựng một bản sơ yếu lí lịch xin việc bằng tiếng Anh cho riêng mình.
--
Tác giả: ThS. Nguyễn Tuyết Mai (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế)
--
--
Tác giả: ThS. Nguyễn Tuyết Mai (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế)
--