04/06/2017, 23:50
Đọc truyện “Ba câu hỏi” dưới đây và theo anh (chị), Xô-cơ-rát sẽ nói tiếp với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
“Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) ….Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói:….” Đế chế Hi Lạp cổ đại cố một nền văn hoá rực rỡ với những nhà khoa học lỗi lạc của mọi thời đại. Xô-cơ-rát là một trong những nhà hiền triết vĩ đại, những câu chuyện về ỏng thường ...
“Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) ….Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói:….”
Đế chế Hi Lạp cổ đại cố một nền văn hoá rực rỡ với những nhà khoa học lỗi lạc của mọi thời đại. Xô-cơ-rát là một trong những nhà hiền triết vĩ đại, những câu chuyện về ỏng thường mang đến những bài học thú vị, một trong số đó là câu chuyện Ba câu hỏi:
“Ngày nọ, có một người dân gặp nhà triết học Xô-cơ-rát và nói: “Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?”.
Chờ một chút Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều.
Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
- Ồ không - người kia nói –Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
- Được rồi - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
- Không, mà ngược lại là...
- Thế à? - Xố-cơ-rát tiếp tục, câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?
- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: …..”
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Liệu nhà hiền triết sẽ nói gì? Chúng ta hiểu gì sau thái độ và ý kiến của ông?
Ở câu hỏi thứ nhất của mình: “Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?”. Xô-cơ-rát muốn tìm hiểu về tính đúng đắn của câu chuyện, tìm hiểu liệu câu chuyện sắp được nghe có thực hay không. Tất nhiên, giá trị của một câu chuyện có thực khác hẳn với một câu chuyện không có thực vì với một câu chuyên có thực, nhân vật phải chịu trách nhiệm về hành động của mình bởi nó gây ảnh hưởng tới những người khác còn với một câu chuyện không có thực sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến bất kì ai, nếu trong câu chuyện ấy có bảo rằng ai đó giết người đốt nhà thì cùng chẳng sao vì thực sự chẳng có ai bị giết và chẳng có nhà nào bị đốt cả. Và điều hiển nhiên là không ai phải chịu trách nhiệm với người bị giết và ngôi nhà bị cháy trong tưởng tượng kia.
Câu hỏi thứ hai: “Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?”. Xô-cơ-rát muốn biết những điều sắp được nghe là những điếu tốt đẹp hay xấu xa. Vì nội dung tốt xấu của chuyện ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự và nhân phẩm người bạn của xô-cơ-rát. Nếu câu chuyện là tốt đẹp, ông sẽ càng yêu quý và tôn trọng người bạn hơn, và ngược lại, nếu nó không tốt đẹp, Xô-cơ-rát có thể sẽ nhìn bạn dưới con mắt khác. Tính tốt đẹp của câu chuyện có vai trò quan trọng không kém gì tính đúng đắn. Tính tốt đẹp khiến cho người khác có cái nhìn khác về nhân vật được nói tới, một ấn tượng và suy nghĩ khó thể xoá bỏ được. Có câu nói rằng: “Trên đời có ba thứ một đi không trở lại, đó là tên đã bắn, ngày đã qua và lời đã nói”. Vì khi câu chuyên được nói ra, nếu không tốt đẹp sẽ bôi nhọ danh dự của người khác, dù sau do có được cải chính cũng khó có thể khôi phục, đền bù như cũ được.
Câu hỏi cuối cùng: “Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?”. Tất nhiên, mỗi hành động của con người là đều có mục đích đem lại một lợi ích nào đó, vì con người là đông vật cao cấp có tư duy. Và đặc biệt với xô-cơ-rát, một nhà hiền triết nổi tiếng, ông rất bận rộn và tất nhiên chẳng muốn tốn thời gian cho những công việc vô bổ, ông có thể làm nhiều việc có ích hơn rất nhiều so với việc ngồi nghe một câu chuyện vu vơ chẳng ích lợi gì. Nếu quả thật câu chuyện không cần thiết cho Xô-cơ-rát thì chẳng có lí do gì ông phải tốn thời gian để nghe nó.
Ba câu hỏi của xô-cơ-rát xoay quanh tính chất của câu chuyện sắp được nghe: Có đúng không? Có tốt không? Và có ích không? để từ đó đưa ra được quyết định có nên nghe không. Có những câu chuyện bổ ích và cần thiết, dù có bỏ ra nhiều thời gian đế tiếp thu cũng không uổng phí song cũng có đẫy rầy những câu chuyện vô bổ, chỉ tốn thời gian để nghe mà thậm chí còn có hại cho người khác.
Và với ba câu trả lời của người khách, rằng câu chuyên chẳng có thực, chẳng tốt đẹp gì và chẳng có lợi ích gì cho Xô-cơ-rát, ông chắc chắn sẽ từ chối nghe câu chuyện vô bổ ấy và nêu lên cho người khách kia một bài học khi kể lại bất kì một điều gì về người khác. Có thể ông đã nói: “Vậy đấy, câu chuyên chẳng có thực, chẳng tốt đẹp, chẳng có ích với tôi và cũng chẳng có lí do gì để tôi phải lắng nghe câu chuyện đó cả” hoặc “Anh thấy đấy, tại sao tôi phải nghe một câu chuyện mà rồi chẳng biết nó có thực hay không, thậm chí nó lại chẳng tốt đẹp gì và cũng chẳng cần thiết cho tôi nữa..”
Câu chuyên giúp người đọc hiểu rằng: trước khi nói hoặc kể tại một điều gì cần suy nghĩ kĩ về vấn đề đó. Phải chắc chắn về sự đúng đắn, tốt đẹp, có ích của sự việc mới nên kể lại nếu không sẽ phí thời giờ thậm chí có hại cho bản thâm và người khác.
Đổng thời câu chuyện cũng phê phán một thói xấu trong xã hội mà thời nào cũng có, đó là việc ngồi lê đôi mách, mách lẻo, nói xấu sau lưng, thói thổi phồng, bôi đen sự việc... Thói xấu ấy tồn tại ở rất nhiều người, rất nhiều nơi, gây mất thời gian và phá hỏng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, Người ta thường nghĩ rằng: “Không có lửa làm sao có khói” nên từ một sự việc đơn giản, chỉ cần vài câu chuyện ngồi lê đôi mách có thể trở nên trầm trọng, gây tổn hại cho người bị nói xấu. Tôi còn nhớ một câu chuyện vui của một gia đình: một hôm, người vợ lau nhà ở tầng hai, vô tình đánh rơi một chiếc lông gà xuống dưới. Vậy mà mấy hôm sau người ta đã bàn tán xôn xao nhà ấy vợ chồng đánh nhau ghê gớm lắm, chồng đánh vợ đến gãy cả chổi lông gà!!!
Câu chuyện Ba câu hỏi phê phán hiện tượng những người chuyên đi nói xấu người khác đồng thời ngợi ca sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức trong sáng và cao thượng của nhà hiền triết Xô-cơ-rát. Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn. Ngày nay, trong cuộc sống còn có rất nhiều thói hư tật xấu khác. Vì vậy, chúng ta cần biết phê phán những hiện tượng không lành mạnh và trong cách ứng xử hằng ngày, trong quan hệ bạn bè và quan hệ với những người xung quanh luôn cần có những thiện ý.
“Ngày nọ, có một người dân gặp nhà triết học Xô-cơ-rát và nói: “Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?”.
Chờ một chút Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều.
Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?
- Ồ không - người kia nói –Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...
- Được rồi - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?
- Không, mà ngược lại là...
- Thế à? - Xố-cơ-rát tiếp tục, câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?
- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.
- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: …..”
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Liệu nhà hiền triết sẽ nói gì? Chúng ta hiểu gì sau thái độ và ý kiến của ông?
Ở câu hỏi thứ nhất của mình: “Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?”. Xô-cơ-rát muốn tìm hiểu về tính đúng đắn của câu chuyện, tìm hiểu liệu câu chuyện sắp được nghe có thực hay không. Tất nhiên, giá trị của một câu chuyện có thực khác hẳn với một câu chuyện không có thực vì với một câu chuyên có thực, nhân vật phải chịu trách nhiệm về hành động của mình bởi nó gây ảnh hưởng tới những người khác còn với một câu chuyện không có thực sẽ chẳng có ảnh hưởng gì đến bất kì ai, nếu trong câu chuyện ấy có bảo rằng ai đó giết người đốt nhà thì cùng chẳng sao vì thực sự chẳng có ai bị giết và chẳng có nhà nào bị đốt cả. Và điều hiển nhiên là không ai phải chịu trách nhiệm với người bị giết và ngôi nhà bị cháy trong tưởng tượng kia.
Câu hỏi thứ hai: “Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?”. Xô-cơ-rát muốn biết những điều sắp được nghe là những điếu tốt đẹp hay xấu xa. Vì nội dung tốt xấu của chuyện ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự và nhân phẩm người bạn của xô-cơ-rát. Nếu câu chuyện là tốt đẹp, ông sẽ càng yêu quý và tôn trọng người bạn hơn, và ngược lại, nếu nó không tốt đẹp, Xô-cơ-rát có thể sẽ nhìn bạn dưới con mắt khác. Tính tốt đẹp của câu chuyện có vai trò quan trọng không kém gì tính đúng đắn. Tính tốt đẹp khiến cho người khác có cái nhìn khác về nhân vật được nói tới, một ấn tượng và suy nghĩ khó thể xoá bỏ được. Có câu nói rằng: “Trên đời có ba thứ một đi không trở lại, đó là tên đã bắn, ngày đã qua và lời đã nói”. Vì khi câu chuyên được nói ra, nếu không tốt đẹp sẽ bôi nhọ danh dự của người khác, dù sau do có được cải chính cũng khó có thể khôi phục, đền bù như cũ được.
Câu hỏi cuối cùng: “Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thật sự cần thiết cho tôi chứ?”. Tất nhiên, mỗi hành động của con người là đều có mục đích đem lại một lợi ích nào đó, vì con người là đông vật cao cấp có tư duy. Và đặc biệt với xô-cơ-rát, một nhà hiền triết nổi tiếng, ông rất bận rộn và tất nhiên chẳng muốn tốn thời gian cho những công việc vô bổ, ông có thể làm nhiều việc có ích hơn rất nhiều so với việc ngồi nghe một câu chuyện vu vơ chẳng ích lợi gì. Nếu quả thật câu chuyện không cần thiết cho Xô-cơ-rát thì chẳng có lí do gì ông phải tốn thời gian để nghe nó.
Ba câu hỏi của xô-cơ-rát xoay quanh tính chất của câu chuyện sắp được nghe: Có đúng không? Có tốt không? Và có ích không? để từ đó đưa ra được quyết định có nên nghe không. Có những câu chuyện bổ ích và cần thiết, dù có bỏ ra nhiều thời gian đế tiếp thu cũng không uổng phí song cũng có đẫy rầy những câu chuyện vô bổ, chỉ tốn thời gian để nghe mà thậm chí còn có hại cho người khác.
Và với ba câu trả lời của người khách, rằng câu chuyên chẳng có thực, chẳng tốt đẹp gì và chẳng có lợi ích gì cho Xô-cơ-rát, ông chắc chắn sẽ từ chối nghe câu chuyện vô bổ ấy và nêu lên cho người khách kia một bài học khi kể lại bất kì một điều gì về người khác. Có thể ông đã nói: “Vậy đấy, câu chuyên chẳng có thực, chẳng tốt đẹp, chẳng có ích với tôi và cũng chẳng có lí do gì để tôi phải lắng nghe câu chuyện đó cả” hoặc “Anh thấy đấy, tại sao tôi phải nghe một câu chuyện mà rồi chẳng biết nó có thực hay không, thậm chí nó lại chẳng tốt đẹp gì và cũng chẳng cần thiết cho tôi nữa..”
Câu chuyên giúp người đọc hiểu rằng: trước khi nói hoặc kể tại một điều gì cần suy nghĩ kĩ về vấn đề đó. Phải chắc chắn về sự đúng đắn, tốt đẹp, có ích của sự việc mới nên kể lại nếu không sẽ phí thời giờ thậm chí có hại cho bản thâm và người khác.
Đổng thời câu chuyện cũng phê phán một thói xấu trong xã hội mà thời nào cũng có, đó là việc ngồi lê đôi mách, mách lẻo, nói xấu sau lưng, thói thổi phồng, bôi đen sự việc... Thói xấu ấy tồn tại ở rất nhiều người, rất nhiều nơi, gây mất thời gian và phá hỏng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, Người ta thường nghĩ rằng: “Không có lửa làm sao có khói” nên từ một sự việc đơn giản, chỉ cần vài câu chuyện ngồi lê đôi mách có thể trở nên trầm trọng, gây tổn hại cho người bị nói xấu. Tôi còn nhớ một câu chuyện vui của một gia đình: một hôm, người vợ lau nhà ở tầng hai, vô tình đánh rơi một chiếc lông gà xuống dưới. Vậy mà mấy hôm sau người ta đã bàn tán xôn xao nhà ấy vợ chồng đánh nhau ghê gớm lắm, chồng đánh vợ đến gãy cả chổi lông gà!!!
Câu chuyện Ba câu hỏi phê phán hiện tượng những người chuyên đi nói xấu người khác đồng thời ngợi ca sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức trong sáng và cao thượng của nhà hiền triết Xô-cơ-rát. Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn. Ngày nay, trong cuộc sống còn có rất nhiều thói hư tật xấu khác. Vì vậy, chúng ta cần biết phê phán những hiện tượng không lành mạnh và trong cách ứng xử hằng ngày, trong quan hệ bạn bè và quan hệ với những người xung quanh luôn cần có những thiện ý.