Đọc thêm: Chạy giặc
Hướng dẫn 1. Năm 1858, lần đầu tiên thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược vào thành Đà Năng. Để rồi một năm sau, chúng lại từ Đà Nẵng tấn công chiếm Gia Định. Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong cảnh chạy giặc, mặc dù mù lòa không ...
Hướng dẫn
1. Năm 1858, lần đầu tiên thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược vào thành Đà Năng. Để rồi một năm sau, chúng lại từ Đà Nẵng tấn công chiếm Gia Định. Trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhà tan nước mất, nhân dân hốt hoảng, hoang mang trong cảnh chạy giặc, mặc dù mù lòa không nhìn thây gì nhưng với tấm lòng xót xa, buồn đau vô hạn, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ Chạy giặc để ghi lại tâm trạng của mình:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lủ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bển Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ dể dân đen mắc nạn này?
Mở đầu bài thơ là âm thanh ghê rợn của tiếng súng giặc vang lên trong khi buổi chợ vừa tan. Giặc Tây đã xuất hiện hết sức đột ngột, chẳng có dấu hiệu gì báo trước:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay,.
Hai câu thơ cho thấy quân giặc tiến công rất nhanh chóng và cũng rất bất ngờ. Tiếng súng đột ngột ấy của chúng đã đẩy cuộc sống thanh bình, đông đúc, nhộn nhịp của dân ta bỗng chóc tan biến và mở ra trước mắt một cảnh tượng chạy giặc thật kinh hoàng đau xót:
Bỏ nhà lủ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Hai câu thực của bài thơ là một bức tranh cụ thế sinh động thế hiện lại tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Sự xuất hiện của giặc thù quá đột ngột, sự chống chọi của quân ta lại that bại quá nhanh chóng khiến cảnh dắt dìu, gồng gánh nhau chạy loạn thật đau lòng. Đang sống êm ấm hạnh phúc bên người thân, bất chợt giặc thù từ đâu ập đến bắn giết, mọi gia đình đều chẳng kịp chuẩn bị chi cả, chỉ biết hốt hoảng dắt díu nhau trốn chạy. Nhà thơ đặc tả cảnh tượng ây bằng hai hình ảnh lù trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ đặt lơ xơ và dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lủ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng.
Liền mạch thơ, lẽ ra hai câu kế tiếp nhà thơ phải bàn luận về thời cuộc. Nhưng không, với tất cả lòng đau đớn, xót xa của mình ông tiếp tục vẽ lên một bức tranh toàn cảnh quê hương bị giặc thù đang tâm tàn phá trong một không gian rộng lớn:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Tuy Bến Nghé, Đồng Nai chỉ là tên một bến nước, một dòng sông ở Gia Định, nhưng đó cũng chính là toàn cảnh quê hương ta khi quân Pháp đặt gót giày xâm lược. Cả một mảnh non sông gấm vóc đang yên ổn, tươi đẹp trong phút chô’c đã bị kẻ thù đang tâm tàn phá thành tro bụi. Tiền tài, sản vật của nhân dân bị chúng thả sức cướp bóc. Nhà cửa làng quê bị đốt phá, khói lửa đấy lên ngút trời. Nỗi xót xa, đau thương, hận thù lay động cả trăng sao.
Hai câu thơ ấy đúng là một bức tranh cụ thể và sinh động đầy gợi cảm về hình ẳnh quê hương bị giày xéo, tàn phá, khắp nơi: tan tác, đổ vỡ, khói lửa đầy trời. Ngoài ra, đó cũng là một lời gián tiếp mạnh mẽ lên án hành động cướp phá hung bạo của thực dân Pháp xâm lược khi ấy.
Như vậy, cả bốn câu thơ thực và luận đã làm nên một bức tranh toàn cảnh, nêu bật được hình ảnh bi thương của đất nước, quê hương dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Cả một trời hốt hoảng, tan tác, đau buồn từ mặt đất đến bầu trời, từ con người đến loài vật. Quân giặc đã cướp bóc tiền của, đốt phá nhà cửa, xóm làng trong khắp cả một vùng Đồng Nai, Bến Nghé.
2. Tâm trạng và thái độ của Cụ Đồ không chỉ chan chứa, thấm đượm trong từng câu thơ đau xót bên trên mà còn được thể hiện khá rõ nét ở hai câu kết:
Hỏi trang dẹp loạn rày dâu vắng,
Nỡ dể dàn đen mắc nạn này?
Hai câu thơ trên làm thành một tiếng kêu thương đau xót phát xuất từ trái tim nồng nàn lòng yêu đất nước, đỏ rực ngọn lửa căm thù trước tội ác trời không thế dung đất không thể tha của giặc. Nhà thơ không những đau xót vì cảnh quỗc phá gia vong, nhân dân tan tác, đau thương, lơ xơ, dáo dác mà ông còn thất vọng và bất bình biết mấy trước tình cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc mà quân của triều đình thì bặt tăm khuất dạng, bỏ mặc nhân dân phải chịu cảnh thống khổ, điêu linh.
3. Hai câu thơ kết còn hàm chứa một nỗi chờ mong đến khắc khoải bóng dáng một trang dẹp loạn tài ba xuất chúng mau chóng ra tay cứu nước.
Tiếng kêu đau đớn thốt lên từ trái tim đang rỏ máu ấy của nhà thơ yếu nước Nguyễn Đình Chiểu đã được biết bao sĩ phu yêu nước khắp ba miền hưởng ứng, nhưng các cuộc dấy nghĩa nhằm giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc này đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Phải đợi đến khi nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước khi trở về lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến trường kì giàn khổ mới giành được thắng lợi thì nỗi chờ mong khắc khoải, ước vọng lớn của nhà thơ mới được đáp ứng hoàn toàn.
Mai Thu