Đọc bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”, rồi trả lời các câu hỏi sau, Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ngoài nhan đề bài...
Nếu chúng mình có phép lạ – Đọc bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”, rồi trả lời các câu hỏi sau. Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ngoài nhan đề bài thơ còn được lặp lại 6 lần: 4 lần NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ Nêu chúng mình có phép lạ Bắt hạt giống nảy mẩm ...
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
Nêu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mẩm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Định Hải
Đọc bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”, rồi trả lời các câu hỏi sau:
1. Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
2. Mỗi khổ thơ nói lên một điểu ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
3. Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
– ước “không còn mùa đông”.
– ước “hóa trái bom thành trái ngon”.
4. Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ có gì đặc sắc?
5. Ý nghĩa của bài thơ là gì?
BÀI LÀM
1. Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ngoài nhan đề bài thơ còn được lặp lại 6 lần: 4 lần lặp ở đầu mỗi khổ thơ, và lặp lại 2 lần ở cuối bài thơ.
Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy đã nói lên ước mơ kì diệu vô cùng cháy bỏng và tha thiết trong tâm hồn tuổi thơ.
2. Bài “Nếu chúng mình có phép lạ” có 4 khổ thơ; mỗi khổ thơ nói lên một điều ước đẹp của “chúng mình”, của tuổi thơ.
– Khổ thơ thứ nhất nói lên điều ước bắt hạt giống nảy mầm nhanh chỉ trong
chớp mắt cây ra nhiều quả ngọt lành được tha hồ chén thỏa thích. Quả ngọt lành tượng trưng cho trái hạnh phúc và sự ấm no.
– Khổ thơ thứ hai thể hiện điều ước muốn lớn nhanh, trở thành những con người dũng cảm, tài giỏi như “lặn xuống biển sâu”, hoặc “lái máy bay” để khám phá và lao động sáng tạo.
– Khổ thơ thứ ba diễn tả điều ước để chinh phục vũ trụ, vươn tới những chân trời, những thế giới đầy ánh sáng, ấm no hạnh phúc.
– Khổ thư thứ tư nói lên điều ước tuổi thơ được sống trong một thế giới hòa bình không còn nguy cơ chiến tranh, các em nhỏ được ăn kẹo, được vui chơi thỏa thích.
3. Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
– Ước “không còn mùa đông”.
Mùa đông là rét mướt, lạnh lẽo. Ước “không còn mùa đông” là cách nói tuợng trưng thể hiện điều ước của tuổi thơ được sống trong một xã hội ấm no hạnh phúc, được học hành, không còn cảnh đói rét bất công.
– Ước “hóa trái bom thành trái ngon”.
Trái bom” là biểu tượng cho chiến tranh, hủy diệt, chết chóc. “Trái ngon” biểu tượng cho ấm no, yên vui, hòa binh. Ước “hóa trái bom thành trái ngon” là ước mơ không còn, không có chiến tranh gây ra cảnh chết chóc, tàn phá, nhân dân và các em thơ được sống yên vui hạnh phúc trong hòa bình.
4. Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ khá đặc sắc. Ước mơ toàn diện, nhiều vẻ: ước mơ trở thành nhà khoa học để lai tạo giống và cây trái, để chinh phục biển và bầu trời, để khám phá vũ trụ, được sống ấm no, yên vui trong một thế giới hạnh phúc hòa bình.
Những ước mơ ấy tạo nên giá trị nhân văn của bài thơ.
Những ước mơ ấy được láy đi láy lại nhiều lần qua một câu thơ, vừa gây ấn tượng, vừa tạo nên giọng thơ, cảm xúc tha thiết, nồng nàn, cháy bỏng.
5. Ý nghĩa: Bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” thể hiện một cách tha thiết những ước mơ đẹp của tuổi thơ: khao khát sớm trở thành những nhà khoa học tài giỏi, dũng cảm đem tài năng góp phần xâv dựng một xã hội no ấm, hạnh phúc, giàu đẹp và hòa bình, không còn cảnh đói rét lầm than và chiến tranh hủy diệt.