24/04/2018, 20:22

Cảm nghĩ của em khi đọc và học bài thơ “Gà Trống và Cáo” của La Phông-ten, “Gà Trống và Cáo” là bài thơ ngụ ngôn của La...

Kể chuyện – Tập làm văn lớp 4 – Cảm nghĩ của em khi đọc và học bài thơ “Gà Trống và Cáo” của La Phông-ten. “Gà Trống và Cáo” là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhà thơ lỗi lạc nước Pháp trong thế kỉ XVII. GÀ TRỐNG VÀ CÁO Nhác trông vắt vẻo trên cành, Một anh Gà ...

Kể chuyện – Tập làm văn lớp 4 – Cảm nghĩ của em khi đọc và học bài thơ “Gà Trống và Cáo” của La Phông-ten. “Gà Trống và Cáo” là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhà thơ lỗi lạc nước Pháp trong thế kỉ XVII.

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

Nhác trông vắt vẻo trên cành,

Một anh Gà Trống tinh nhanh lõi đời.

Cáo kia đon đả ngỏ lời:

“Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây

Để nghe cho rõ tin này

Muôn loài mạnh, yếu từ rày kết thân.

Lòng tôi sung sướng muôn phần

Báo cho bạn hữu xa gần đều hay.

Xin đừng e ngại xuống đây

Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân “

Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn,

Gà rằng: “Xin được ghi ơn, trong lòng

Hòa bình gà, cáo sống chung

Mừng này còn có tin mừng nào hơn.

Kìa, tôi thấy cặp chó săn

Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!”

Cáo nghe hồn lạc phách bay,

Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.

Gà ta khoái chí cười phì:

“Rõ phường gian dối, làm gì được ai”.

La Phông-ten (Nguyễn Minh dịch)

Cảm nghĩ của em khi đọc và học bài thơ “Cà Trống và Cáo” của La Phông-ten.

BÀI LÀM 

“Gà Trống và Cáo” là bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhà thơ lỗi lạc nước Pháp trong thế kỉ XVII. Như một màn kịch ngắn ghi lại cảnh con Cáo ranh ma gặp chú Gà Trống tinh khôn, khác nào “kẻ cắp bà già gặp nhau!”.

Hai câu đầu giới thiệu anh Gà Trống đậu “vắt vẻo” trên cành cây, đó là một kẻ “tinh nhanh lõi đời”. Cáo vừa “nhác trông” bèn vồn vã “đon đả ngó lời” làm quen. Cáo ngọt ngào gọi Gà Trống là “bạn quý”, ân cần mời mọc:

“Cáo kia đon đả ngỏ lời:

Kìa anh bạn quý xin mời xuống đây”

Xưa nay, cáo vẫn bắt gà, gà vốn sợ cáo, nhưng theo lời Cáo loan tin thì “Muôn loài mạnh, yểu từ rày kết thân”. Cái tin vui và lạ đó, Cáo rất “sung í : nig”, Cáo muốn “báo cho bạn hữu xa gần đều hay”. Và Cáo chỉ muốn được “hôn” Gà Trống – anh bạn quý cúa minh:

“Xin đừng e ngại xuống đây

Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân”.

Có thể nói, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, câu chuyện của Cáo nêu lên thật dịu dàng, đường mật, chứng tỏ nó là một con cáo ranh ma, già đời!

Đối thủ của Cáo hôm nay là chú Gà Trống rất “tinh nhanh lõi đời”. Gà Trống lịch sự “xin được ghi ơn” Cáo. Lời của Gà Trống tuy nhẹ nhàng nhưng pha vị mỉa mai:

“Hòa bình gà, cáo sống chung

Mừng này còn có tin mừng nào hơn”.

Con Gà Trống cảnh giác, khôn ngoan tạo ra một tình huống, một cú đánh sắc sảo thông minh.

“Kìa, tôi thấy cặp chó săn

Từ xa chạy lại, chắc loan tin này!”

Tin này là tin mà Cáo đã nói với Gà Trống lúc nãy: “Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân”. Nhìn thấy con Cáo “hồn lạc phách bay” và “quắp đuôi co cẳng” chạy dài, anh Gà Trống “khoái chí cười phì”, nụ cười chiến thắng bằng trí tuệ. Chân tướng con Cáo ranh ma đã bị lật tẩy, đã bị vạch trần: “Rõ phường gian dối, làm gì được ai”.

Bài thơ khép lại trong tiếng cười phì của Gà Trống và sự chạy dài bạt vía kinh hồn của con Cáo già ranh ma. Bài thơ “Gà Trống và Cáo” nêu lên một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc: khuyên mọi người hãy cảnh giác và thông minh, chớ tin vào những lời dụ dỗ, mua chuộc, ngọt ngào của kẻ khác… mà hại đến thân.

0