Đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” rồi trả lời các câu hỏi sau, Phạm Quang Lễ sinh năm 1913, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi...
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa – Đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” rồi trả lời các câu hỏi sau. Phạm Quang Lễ sinh năm 1913, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi đỗ Tú tài (THPT) năm 1935, ông sang Pháp học đại học và trở thành kĩ sư. Đọc bài “Anh hùng lao động Trần ...
Đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” rồi trả lời các câu hỏi sau
1. Em hãy kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa?
2. Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tô quốc “nghĩa là gì?
3. Kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
4. Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn lao như vậy?
BÀI LÀM
1. Cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa:
Phạm Quang Lễ sinh năm 1913, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi đỗ Tú tài (THPT) năm 1935, ông sang Pháp học đại học và trở thành kĩ sư. Năm 1946, Hồ chủ tịch sang Pháp, ông theo Bác Hồ về nước để tham gia kháng chiến. Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa, và giao cho ông làm Cục trưởng Cục quân giới để nghiên cứu và chế tạo vũ khí cho bộ đội đánh giặc. Ông đã chế tạo ra súng “SKZ” (súng không giật), súng Ba-dô-ca có sức công phá lớn để diệt xe tăng, lô cốt của quân Pháp. Ông đã cải tiến tên lửa SAM2 bắn gục pháo đài bay của giặc Mĩ. Ông đã từng giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
Năm 1948, Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, được phong danh hiệu Anh hùng lao động. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều Huân chương cao quý khác.
2. “Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “nghĩa là Tồ quốc kêu gọi chiến đấu. Trước họa xâm lăng, mọi công dân “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” đã cầm vũ khí đứng lên chiến đấu để cứu nước cứu nhà, bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước.
Phạm Quang Lễ đã nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ trở về nước, đem tài năng phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946-1954). Hành động ấy cho thấy ông đã “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của TỔ quốc”.
3. Kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Pháp, trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới ông đã thành lập nhiều binh công xưởng để sản xuất vũ khí cho bộ đội đánh giặc; đặc biệt ông đã chế tạo ra súng “SKZ” và Ba-dô-ca có sức công phá lớn để bộ đội ta tiêu diệt xe tăng và lô cốt của quân Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ, ông đã cải tiến tên lửa SAM2 bắn gục pháo đài bay B52 của giặc Mĩ.
Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng và phát triển nền khoa học và kĩ thuật của nước ta sau năm 1975.
Danh hiệu Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh, nhiều Huân chương cao quý khác mà Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng đã khẳng định đóng góp to lớn của ông trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn như vậy là nhờ vào 1 những nhân tố sau:
– Một trí thức rất giàu lòng yêu nước.
– Một nhà khoa học giàu tài năng.
– Ông được gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh, được Bác giáo dục và rèn luyện.