24/04/2018, 20:16

Đọc, hiểu bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi sau, Cương xin bố mẹ cho đi làm thợ rèn vì từ ngày phải nghỉ học,...

Thưa chuyện với mẹ – Đọc, hiểu bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi sau. Cương xin bố mẹ cho đi làm thợ rèn vì từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn (nơi mà cậu ta yêu thích). Đọc, hiểu bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi sau: 1. ...

Thưa chuyện với mẹ – Đọc, hiểu bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi sau. Cương xin bố mẹ cho đi làm thợ rèn vì từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn (nơi mà cậu ta yêu thích).

Đọc, hiểu bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tìm đại ý của bài?

2. Tại sao Cương xin mẹ và thầy đi học thợ rèn ?

3. Mẹ Cương nêu lí do gì khi con hỏi?

4. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? Qua lời Cương nói với mẹ, em nhận xét Cương là một người như thế nào ?

5. Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương:

     – Cách xưng hô.

     – Lúc trò chuyện.

BÀI LÀM

1. Đại ý: Thấy nhà đông em, mẹ vất vả, Cương thưa mẹ, nhờ mẹ xin bố cho Cương được đi làm thợ rèn.

2. Cương xin bố mẹ cho đi làm thợ rèn vì từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn (nơi mà cậu ta yêu thích). Vả lại, Cương rất thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi Cương. Cương cảm thấy mình đã lớn “muốn học một nghề để kiếm sống”.

3. Nghe Cương thưa chuyện muốn xin bố mẹ đi làm thợ rèn, bà mẹ rất hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ như thế là phải”. Nhưng bà rất băn khoăn: “Nhưng biết thầy (bố) có nghe không ?.” Bà vin vào lễ giáo, dòng dõi gia thế để phản đối Cương: “Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây gỉờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn”.

Lời lẽ của bà mẹ Cương khi khuyên con đã phản ánh đúng tâm lí và quan niệm về lao động của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ, cách xa chúng ta ngày nay gần thế kỉ.

4. Cương đã đưa ra nhiều lí lẽ để thuyết phục mẹ.

– Một là, người ta ai cũng phải có một nghề.

– Hai là, các nghề như làm ruộng hay bán buôn, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau.

– Ba là, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.

Những lí lẽ ấy rất đúng đắn và tiến bộ. Chứng tỏ Cương có ý thức tự lập, coi lao động là vẻ vang, người lao động chân tay hay lao động trí óc đều đáng trọng. Cương đã chỉ ra loại người bị coi thường là ăn cắp, ăn bám.

Qua lời Cương nói với mẹ, ta thấy Cương là một đứa con hiếu thảo, một thiếu niên có chí hướng, có tinh thần tự lập rất yêu lao động chân tay.

5. Cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương rất ấm áp, thân tình. Mẹ rất thương con. Hỏi một cách nhẹ nhàng: “Con vừa bảo gì ? Ai xui con thế ?”. Mẹ bảo dịu dàng: “Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không ?”…cử chỉ bà mẹ xoa đầu con trai chứng tỏ mẹ đã hiểu lòng con và rất thương con.

Cách nói của Cương với mẹ rất lễ phép, từ tốn, kính trọng. Lúc thì cậu ngỏ ý với mẹ: “Mẹ nói với thầy cho con…”, “Mẹ xin thầy cho con…”. Lúc thì cậu ta: Thưa mẹ”, lúc thì cậu ta nắm lấy tay mẹ, thiết tha”. Các tiếng: “mẹ”, “con” được cậu nhắc đi nhắc lại rất nhẹ nhàng, tình cảm.

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0