Đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”, rồi trả lời các câu hỏi sau, Bài văn nói về hành động quả cảm của Ga-vrốt: chú đã lao ra...
Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”, rồi trả lời các câu hỏi sau. Bài văn nói về hành động quả cảm của Ga-vrốt: chú đã lao ra ngoài chiến lũy nhặt đạn bỏ vào giỏ đem về cho nghĩa quân khi đạn giặc bắn réo quanh mình, khi chiến lũy mịt mù lửa khói. Đọc bài ...
Đọc bài “Ga-vrốt ngoài chiến lũy”, rồi trả lời các câu hỏi sau:
1. Tìm đại ý bài văn?
2. Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
3. Những chi tiết nào thể hiện tinh thần quả cảm của Ga-vrốt?.
4. Vì sao tác giả lại nói Ga-vrôt là một thiên thần?
BÀI LÀM
1. Đại ý: Bài văn nói về hành động quả cảm của Ga-vrốt: chú đã lao ra ngoài chiến lũy nhặt đạn bỏ vào giỏ đem về cho nghĩa quân khi đạn giặc bắn réo quanh mình, khi chiến lũy mịt mù lửa khói.
2. Khi nghĩa quân sắp hết đạn thì Ga-vrốt xông ra ngoài chiến lũy. Chú mang theo những chiếc giỏ, rồi dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy, để tiếp tế đạn cho nghĩa quân.
3. Ga-vrốt rất quả cảm. Nhiều chi tiết đã thể hiện tinh thần quả cảm của chú. Ga-vrốt “thấp thoáng ngoài đường phố, dưới lùn mưa đạn”. Chú đi tìm đạn cho nghĩa quân khi đạn giặc réo và “rơi như mưa”. Dưới màn lửa khói, Ga-vrốt nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ”. Động tác của em thật nhanh nhẹn. Em coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
4. Tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần vì những lí do sau: Thiên thần là vị thần của Trời; đã là thiên thần thì có phép lạ và bất tử. Ga-vrốt “nhanh hơn đạn” khi đạn bắn theo em. Ga-vrốt dám chơi trò ú tìm với cái chết một cách thật ghê rợn. Hai chữ “thiên thần” mà Huy-Gô tặng cho Ga-vrốt thể hiện sự ngợi ca và yêu quý của ông đối với tinh thần quả cảm của chú.