23/05/2018, 18:12

Doanh nghiệp và chiến lược phát triển năng xuất xanh?

Doanh nghiệp và chiến lược phát triển năng xuất xanh Bởi vậy, NSX được đưa ra bởi Tổ chức Năng suất Châu á (APO) vào năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của 2 chiến lược quan trọng là nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Năng suất cung cấp cơ sở cho sự phát triển liên tục, trong khi ...

Doanh nghiệp và chiến lược phát triển năng xuất xanh

Bởi vậy, NSX được đưa ra bởi Tổ chức Năng suất Châu á (APO) vào năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của 2 chiến lược quan trọng là nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Năng suất cung cấp cơ sở cho sự phát triển liên tục, trong khi đó bảo vệ môi trường cung cấp nền tảng cho phát triển bền vững. NSX là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất và chất lượng môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. Đó là sự kết hợp của các công cụ, kỹ thuật và công nghệ thích hợp để giảm các tác động môi trường do các hoạt động, hàng hóa và dịch vụ của tổ chức.

NSX có thể được áp dụng cho không chỉ trong ngành công nghiệp mà cho cả các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. NSX cũng chỉ ra sự liên quan giữa các hoạt động kinh tế và phát triển cộng đồng. NSX kết hợp việc ứng dụng rất nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm phòng tránh phát thải và chất thải, bảo toàn năng lượng, kiểm soát ô nhiễm và hệ thống quản lý môi trường.

Trong tiến trình tìm kiếm một môi trường tốt đẹp và bền vững, Năng suất xanh được quảng bá và khuyến khích áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi quốc gia trên thế giới và Năng suất xanh là chìa khoá cho sự phát triển bền vững. 

Kể từ năm 1998, Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường Chất lượng đã bắt đầu tiến hành thực hiện Chương trình điểm về Năng suất xanh (GPDP) thông qua việc thực hiện dự án SPE-GPDP-98-2058 do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) tài trợ. Với sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của APO, sự tham gia và ủng hộ tích cực của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, sự nỗ lực hết mình của các cán bộ VPC, các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật trong nước, và nhất là sự ủng hộ, đồng tình của những người đứng đầu địa phương cũng như của dân làng nơi thực hiện dự án mà giai đoạn một của dự án GPDP đã được thực hiện thành công tại 3 cộng đồng dân cư tại Bắc Giang và Củ Chi. Những kết quả thu được từ dự án là rất đáng khen ngợi và đã được Tổ chức APO và các Tổ chức Năng suất Quốc gia trong khu vực đánh giá rất cao.

Thông qua chương trình điểm Năng suất xanh, chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường của người dân đã được cải thiện rõ rệt thông qua việc thực hiện một loạt các giải pháp Năng suất xanh như áp dụng kỹ thuật biogas để giải quyết vấn đề phân người và động vật, xây dựng trạm cấp nước tập trung để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, áp dụng kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm lượng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. Sau khi đánh giá hiệu quả của dự án trong giai đoạn I, APO và VPC đã quyết định mở rộng dự án Năng suất xanh giai đoạn II cho 7 cộng đồng dân cư khác tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Phú Yên, Huế, Ðà nẵng, Ninh Bình, Hoà Bình. Một lần nữa, chương trình Năng suất xanh đã khẳng định được thế mạnh của mình.

Bên cạnh các giải pháp năng suất xanh tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ môi trường, một loạt các giải pháp khác tập trung vào phát triển cộng đồng như trồng nấm rơm, nuôi giun, áp dụng mô hình bếp tiết kiệm năng lượng, làm mắm, phát triển nghề làm bún. v.v. đã được người dân đề xuất, hưởng ứng và tham gia tích cực. Sự thành công của chương trình Năng suất xanh giai đoạn I và giai đoạn II đã thu hút sự tham gia của các địa phương khác. Hiện nay VPC đang tiến hành dự án Năng suất xanh – Phát triển cộng đồng cho hơn 80 cộng đồng tại 21 tỉnh và kế hoạch là tiến tới nhân rộng ra khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Mục tiêu của chương trình Năng suất xanh tại Việt Nam là nhằm cải thiện được điều kiện kinh tế xã hội cũng như giải quyết cơ bản các vấn đề về môi trường tại các địa phương, đồng thời mở rộng dự án sang áp dụng cho các ngành công nghiệp. Phương pháp tiếp cận đối với các ngành công nghiệp là kết hợp các kỹ thuật Năng suất xanh và Hệ thống quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Các công ty đầu tiên tiến hành áp dụng là Công ty Xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Sài Sơn.

Bên cạnh đó, VPC cũng đang tiến hành các hoạt động quảng bá Năng suất xanh thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo với nhiều cấp độ khác nhau. Những khoá đào tạo này tập trung vào việc cung cấp cho các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu thông tin và kiến thức liên quan đến , ISO 14000 và các công cụ cải tiến Năng suất và bảo vệ môi trường khác.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên đưa NSX vào áp dụng tại cộng đồng, do vậy những kết quả và kinh nghiệm thu được từ dự án sẽ rất hữu ích không chỉ đối với việc thúc đẩy phong trào Năng suất xanh tại các vùng khác của Việt nam mà còn trở thành một mô hình sinh động về việc áp dụng  tại cộng đồng cho các quốc gia khác trong khu vực. Thành công bước đầu của chương trình Năng suất xanh cho cộng đồng tại Việt nam là những mô hình này đang được tiếp tục triển khai mở rộng cho cộng đồng một số nước như Nepal, Malaysia....

H. Thanh

Nguồn tin: Theo vietq.vn

0