Đô thị hóa với vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay
Ở các quốc gia phát triển, đô thị hóa là một khái niệm quen thuộc trong nghiên cứu xã hội học, theo đó, đô thị hóa ngôn ngữ là một nội dung được được đề cập đến ngay sau khi ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics) ra đời không lâu - vào ...
Ở các quốc gia phát triển, đô thị hóa là một khái niệm quen thuộc trong nghiên cứu xã hội học, theo đó, đô thị hóa ngôn ngữ là một nội dung được được đề cập đến ngay sau khi ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics) ra đời không lâu - vào những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20. Trong nhiều hệ quả mà đô thị hóa tạo ra có hai hệ quả được xem như là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng ngôn ngữ, đó là: (1) Làm tan rã cấu trúc xã hội nông nghiệp và gây nên làn sóng di dân từ nông thôn vào thành phố; (2) Làm mờ dần thậm chí có thể xoá nhoà ranh giới giữa thành thị và nông thôn. Chính vì thế, không ít các nhà xã hội học đã coi đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, từ đó nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội. Vì con người với môi trường là một khối thống nhất, cho nên, khi đô thị hóa thì con người cũng phải điều chỉnh cuộc sống của mình để thích nghi lối sống của đô thị hóa trong đó thích nghi ngôn ngữ là một nội dung quan trọng. Bởi, như đã biết, sau thời kì của ngôn ngữ học cấu trúc tập trung nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng cho "cho nó và vì nó" (cho ngôn ngữ và vì ngôn ngữ) là thời kì của ngôn ngữ học hậu cấu trúc với định đề nổi tiếng "nói là hành động" của J. austin đã coi ngôn ngữ là một trong những hành vi của con người và đưa việc nghiên cứu ngôn ngữ trở về với biến thể trong đời sống giao tiếp sống động nhưng không kém phần đa tạp-ngôn ngữ tự nhiên trong giao tiếp. Gắn với môi trường sống, con người phải điều chỉnh hành vi giao tiếp ngôn ngữ của mình sao cho phù hợp với chuẩn tắc hành vi của xã hội đang sống. Đây chính là lí do vì sao, người ta không thể sử dụng ngôn ngữ (phát ngôn) một cách tuỳ tiện mà phải theo một chuẩn tắc của tương tác giao tiếp gồm chuẩn phát ngôn (đối với người nói hay khi nói) và chuẩn giải thích (đối với người nghe hay khi nghe). Như vậy, phương thức làm cho "thích nghi ngôn ngữ" trong môi trường đô thị hóa chính là đô thị hóa ngôn ngữ. Hay nói cách khác, đô thị hóa ngôn ngữ được hiểu như một quá trình vận động, thay đổi và thích nghi trong giao tiếp ứng xử ngôn ngữ bằng lối giao tiếp ngôn ngữ thành thị
Xem chi tiết tại đây