Đô thị hóa ở Việt Nam những năm 90: Một số đặc trưng kinh tế - Xã hội cơ bản
Quá trình đô thị hóa được đo bằng mức độ tập trung dân số và những thay đổi trong tỉ trọng dân số sống trong các khu vực đô thị. Sau một thời kỳ dài giữ nguyên tỉ lệ dân số đô thị trong tổng dân số và sự sút giảm tạm thời tỉ lệ đó xuất hiện ...
Quá trình đô thị hóa được đo bằng mức độ tập trung dân số và những thay đổi trong tỉ trọng dân số sống trong các khu vực đô thị. Sau một thời kỳ dài giữ nguyên tỉ lệ dân số đô thị trong tổng dân số và sự sút giảm tạm thời tỉ lệ đó xuất hiện sau khi thống nhất đất nước, từ đầu những năm 80 dân số đô thị ở Việt Nam bắt đầu tăng. Tuy nhiên nhịp độ thay đổi vẫn tương đối chậm, và tỉ lệ dân số đô thị chiếm có 19,7% tổng dân số năm 1989. Trong thập kỷ 90 đô thị hóa tăng nhanh hơn và đến năm 1999, 23,5% dân số Việt Nam sống ở những vùng được xếp vào khu vực đô thị. Tỉ lệ này vẫn thuộc vào loại thấp so với hầu hết các nước trong vùng, chỉ cao hơn không đáng kể tỉ trọng dân số đô thị của Lào và Căm-pu-chia (Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số Trung ương 2000).
Đáng chú ý là tỉ lệ dân số đô thị tăng lên trong thập niên qua không hoàn toàn chỉ do các nguồn tăng tự nhiên và tăng cơ học truyền thống mà việc phân loại lại địa giới hành chính đã đóng góp phần quan trọng làm tăng thêm tỉ lệ dân số đô thị. Dựa vào cách phân giải sự tăng trưởng dân số tương đối đơn giản (GSO 2000) thì có thể thấy rằng tỉ lệ đóng góp của việc phân loại lại địa giới hành chính trong toàn bộ thời kỳ 1989-1999 đối với số dân tăng ở khu vực đô thị là 27%2
.
Mặc dù tỉ trọng dân số đô thị còn thấp, cho đến nay số lượng các đô thị ở Việt Nam đã lên đến trên 600 đô thị trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh, và hơn 500 thị trấn (Bộ Xây dựng 1999). Cùng với sự tăng lên của mức độ đô thị hóa, đã và đang hình thành những cụm đô thị theo lưu vực sông, ven biển, dọc các đường giao thông quan trọng.
Mức độ đô thị hóa tăng lên ở Việt Nam trong những năm 90 gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội Việt Nam trong thời kỳ này. Những biến đổi này bao gồm sự tăng lên của trình độ giáo dục, đa dạng hóa cơ cấu nghề nghiệp, và tăng sự hội nhập về không gian. Sự thay đổi mạnh mẽ diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nhất là từ khi có quá trình Đổi mới về kinh tế năm 1986.
Bài viết này nêu lên một số đặc điểm kinh tế-xã hội chủ yếu của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong thập niên 90, tập trung vào những khác biệt về kinh tế-xã hội và nhân khẩu giữa đô thị và nông thôn. Do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi không trình bày sự khác biệt đô thị hóa theo vùng địa lý kinh tế cũng như theo các mức độ đô thị hóa. Phần lớn số liệu sử dụng trong bài này là từ kết quả Tổng điều tra dân số 1999 (đã công bố hoặc do tự tính toán). Một số số liệu trong bài không nêu nguồn trích dẫn chính là các kết quả do tác giả và cộng tác viên tự tính toán từ số liệu gốc của Tổng điều tra dân số 1999.
- Mở đầu
- Cùng với sự tăng cường quá trình đô thị hóa thập niên vừa qua, các đô thị đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là các đô thị chủ đạo như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
- Sự khác biệt giữa đô thị - nông thôn thể hiện rõ cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực.
- Đô thị Việt Nam có những dặc trưng nhân khẩu chủ yếu tương tự các đô thị trên thế giới khi so sánh với khu vực nông thôn
- Chất lượng sống ở các vùng đô thị cao hơn đáng kể so với các vùng nông thôn
- Sự khác giữa lối sống dân cư đô thị và nông thôn
- Tiến bộ trong 10 năm qua
- Công tác quản lý đô thị đã có nhiều chuyển biến
- Nhận xét chung
Xem chi tiết tại đây