Điều gì xảy ra nếu Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn? - Câu hỏi hay
Nếu Trái Đất và Mặt Trời gần nhau thêm khoảng cách bằng đường kính địa cầu (12,743 km) thì điều gì sẽ xảy ra? (Nguyễn Dương) Trái Đất và Mặt Trời. Ảnh: Wikipedia Mời độc giả đặt ...
Nếu Trái Đất và Mặt Trời gần nhau thêm khoảng cách bằng đường kính địa cầu (12,743 km) thì điều gì sẽ xảy ra? (Nguyễn Dương)
Trái Đất và Mặt Trời. Ảnh: Wikipedia |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Chào bạn. Khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là 149.597.887 km, do quĩ đạo di chuyển của Trái đất lệch tâm nên khi gần MT nhất còn gọi là cận điểm quỹ đạo 147.098.074 km, xa nhất gọi là viễn điểm quỹ đạo 152.097.701 km, chênh lệch xa và gần cũng đã lên tới 4.999.627 km và nó đã như vậy hàng bao năm nay mà Trái đất vẫn "bình an vô sự".
Giả định như bạn đặt ra là nó sẽ gần thêm 12.756 km (bằng đường kính Trái đất) thì với khoảng cách gần thêm này cũng chẳng là bao so với khoảng cách trung bình hiện nay (149.597.887 km), khoảng 0,008526...%. Có thể Trái đất sẽ nhận bức xạ của Mặt trời mạnh thêm một chút nữa, nhiệt độ sẽ tăng thêm nhưng không đáng kể và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ mạnh thêm một ít; vì vậy Trái đất vẫn bình an vô sự ! - (Mỹ An Trương)
Trái đất có quỹ đạo ellipse quanh mặt trời với khoảng cách gần nhất là 147 triệu km (vào 1 tháng 1, ngày cận nhật) và xa nhất là 152 triệu km (ngày 1 tháng 7, ngày viễn nhật), như vậy khoảng cách trái đất, mặt trời có thể thay đổi đến 5 triệu km. Theo như đo đạc, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình của trái đất giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật chỉ là 2,3 độ C. Xin nhấn mạnh, biến thiên 2,3 độ C cho khoảng cách 5 triệu km. Nếu trái đất dịch vào gần mặt trời một khoảng cách là 12.743 km, theo tôi, sự tăng nhiệt độ trung bình của trái đất vẫn là tuyến tính do khoảng cách ấy thực tể không lớn trong phạm vi thái dương hệ. Tức là nhiệt độ trung bình tăng thêm 0,00586 độ C, nếu quỹ đạo của trái đất thu hẹp lại một khoảng 12.743 km.
Tuy thế, các tính toán trên của tôi thực ra chỉ mang tính cơ học thuần túy, loại bỏ các tác động khác, thực tế có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nói riêng và sinh quyển nói chung. Chẳng hạn trái đất gần mặt trời hơn sẽ khiến nó phải bay trên quỹ đạo nhanh hơn, tăng chu kỳ tự quay khiến ngày ngắn hơn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu năng lượng từ mặt trời, đồng thời các chu kỳ sinh thái sẽ ảnh hưởng do ngày đêm thay đổi. Sự tác động của gió mặt trời lên trái đất sẽ mạnh mẽ hơn. Có thể cả từ tính trái đất cũng có thay đổi khi nó gần mặt trời hơn. Các tác động sức hút mặt trời, mặt trăng thay đổi gây khác biệt thủy triều. Tóm lại, sẽ có rất nhiều thay đổi, và những sự thay đổi này tương tác với nhau sẽ tạo ra một môi trường địa cầu khó đoán định. Chí ít cũng với tôi. - (tiến sỹ Gàn)
Thường ngày chỉ lo cơm áo gạo tiền thôi, thấy câu bạn hỏi mình giật cả mình. Chợt mình suy nghĩ, trên đời này còn nhiều người rãnh thiệt, thôi mình đi xách hồ tiếp đây, chuyện đó để chuyên gia trả lời bạn. Hihi - (Hữu Duy)
Nếu khoảng cách quá gần như vậy thì Trái Đất sẽ đâm thẳng vào Mặt Trời do lực hấp dẫn của Mặt Trời (lớn hơn khoảng 28 lần so với lực hấp dẫn của Trái Đất), dĩ nhiên là Trái Đất sẽ nổ tung còn Mặt Trời sẽ chỉ bị một cái sẹo kiểu như nặn mụn trứng cá trên mặt ổng. Có thể giải thích đơn giản bằng mô hình 2 vật va chạm đàn hồi, với tương quan tỉ Mặt Trời = quả bóng rổ, Trái Đất = hạt gạo.
Còn như bạn nào giải thích vẫn tồn tại được sự sống ở khoảng cách gần như vậy thì tôi không tin lắm, bởi kể cả nếu trong trường hợp một phép màu xảy ra khiến Trái Đất thắng được lực hấp dẫn của Mặt Trời và duy trì được quỹ đạo quay ổn định, thì sau đó vẫn phải cần tiếp một phép màu nữa để muôn loài có thể tiến hóa trên Trái Đất trong điều kiện không có nước (vì nhiệt độ bề mặt Mặt Trời là 5800 Kelvin còn nước thì sôi và bốc hơi ở 374K), và làn da của tất cả các sinh vật trên Trái Đất có lẽ phải bền cỡ Wolfram (nhiệt độ sôi khoảng 5828K) thì may ra mới có thể tồn tại được trên Trái Đất được khoảng... vài phút :)) - (Linh Ta)
Chào bạn. Khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là 149.597.887 km, do quĩ đạo di chuyển của Trái đất lệch tâm nên khi gần MT nhất còn gọi là cận điểm quỹ đạo 147.098.074 km, xa nhất gọi là viễn điểm quỹ đạo 152.097.701 km, chênh lệch xa và gần cũng đã lên tới 4.999 km và nó đã như vậy hàng bao năm nay mà Trái đất vẫn "bình an vô sự".
Giả định như bạn đặt ra là nó sẽ gần thêm 12.756 km (bằng đường kính Trái đất) thì với khoảng cách gần thêm này cũng chẳng là bao so với khoảng cách trung bình hiện nay (149.597.887 km), khoảng 0,008526...%. Có thể Trái đất sẽ nhận bức xạ của Mặt trời mạnh thêm một chút nữa, nhiệt độ sẽ tăng thêm nhưng không đáng kể và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ mạnh thêm một ít; vì vậy Trái đất vẫn bình an vô sự ! - (Mỹ An Trương)
Chưa rõ ý bạn lắm nhưng nếu khoảng cách trái đất và mặt trời bằng 12.743km thì trái đất sẽ trở thành 1 phần của mặt trời. Còn nếu trái đất và mặt trời chỉ gần thêm 12.743km thì coi như không ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới cả, vì khoảng cách 12.743km là không đáng kể so với khoảng cách 149.600.000km từ trái đất đến mặt trời. - (Thế Dương)
Thì bạn sẽ trở thành món thịt nướng thơm ngon - (Yeucamthinh Toi)
Tốt thôi..mọi người sẽ ít dùng ga,than củi nấu thức ăn hằng ngày. Cứ vo gạo cho vào nồi với nước ,phơi nắng,trưa làm về là có cơm chín nóng để ăn. Đập trứng ra đĩa...phơi nắng tí là có món opla ngon lành . Mong ngày ấy sớm đến. - (Đào văn Tiên)
Thì ta xa nhau tự đây :) - (Cuongnp)
với khoảng cách như vậy thì chắc chăn con người sẽ dần tiến hóa về loài cá - (Thịnh lại văn)
Yên tâm đi bạn vì quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời hình Elip gần tròn nên khoảng cách cực đại là 152.000.000km và khoảng cách cực tiểu là 146.000.000km. Thân! - (Hami)
Thì lúc đó trái đất thành sa mạc Sahara hết chứ còn sao nữa! Loài người, vật sẽ biến mất, trên trái đất nước biển sẽ lênh láng do không còn băng, một số sinh vật chịu được nhiệt độ cao là còn tồn tại. - (Tun Tun)
Gần nhau thêm khoảng cách bằng đường kính địa cầu (12,743 km) thì sẽ gần như chẳng ảnh hưởng gì tới trái đất. Vì mình nhớ là khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời là 150 triệu km. Do quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời hình ellip nên có lúc gần lúc xa. Và, trái đất gần mặt trời thêm 12.743 km/150 triệu km, một khoảng cách quá nhỏ để có thể ảnh hưởng tới các yếu tố khác như nhiệt độ trái đất. Chỉ là phân tích của mình.
Còn, nếu hiểu theo ý khác như nhiều bạn hiểu: Nếu khoảng cách trái đất và mặt trời chỉ là 12.743 km, coi như mặt trời không hút luôn trái đất vào thì với kết cấu của trái đất và khoảng cách quá gần như vậy thì trái đất sẽ bị thiêu trụi chứ không thể tồn tại như sao thủy được đâu ạ.
Có chút ý kiến phân tích cá nhân để góp vui. - (Phúc Long)
Hơi nóng xíu thôi. Rồi mọi thứ sẽ trở lại như cũ vì những hành tinh khác không thay đổi nên "hệ lực hấp dẫn" sẽ đưa mọi thứ về trạng thái tự nhiên nhất-như bao nay.
Nhưng sự sống trên Trái đất sẽ suy hao nhiều ^^ hầu hết các loài không kịp thích nghi với biến đổi nhanh như thế, ngay từ khi bạn kéo Trái đất lệch quỹ đạo vốn có của nó, số ít còn lại thích nghi và tiến hoá kiểu đột biến. Sẽ có loài mới...
Một kịch bản khác có thể than khảo là nếu duy trì quỹ đạo mới của Trái đất như bạn nói, ngày đêm ngắn hơn, năm ngắn hơn, quỹ đạo các hành tinh trong Hệ MTroi thay đổi đáng kể, nguy cơ Trái đất dính thiên thạch nhiều hơn. Sự sống trên đó sang trang, hủy diệt và có loài mới hoặc trở thành hành tinh chết.
Ngu kiến của mình là vậy ^^ - (brilliant heaven)
Ở khoảng cách đó vẫn có thể duy trì tốt sự sống muôn loài trên trái đất. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết bất thường sẽ xảy ra. Bão mạnh hơn,băng sẽ tan do hiệu ứng nhà kính và núi lửa sẽ có thể hoạt động thường xuyên... có khi dẫn đến đại hồng thủy và muôn loài sẽ phải thích nghi và tiến hóa mới, sự sống mới lại bắt đầu .. - (thienpc142)
Có một điều mình khẳng định là tuổi thọ con người sẽ cao lên bởi lịch thiên văn (dương lịch) hiện nay được tính theo thời gian trái đất bay một vòng quanh mặt trời mà khi trái đất gần mặt trời hơn thì hành trình bay quanh mặt trời của trái đất cũng sẽ ngắn lại :) - (Duong Hong Son)
trọng lực giảm, nước bốc hơi, sa mạc hoá > biến thành sao hoả thứ 2, ko tồn tại sự sống - (Tuấn Nguyễn)
phơi đồ nhanh khô - (Nguyễn Bin)
Bia sẽ lên giá - (abu)
Chúng ta sẽ giống như một cái cây khô héo vì bị hút hết nước. - (hoang anh)
Thì vẫn không có gì thay đổi, bản thân khoảng cách các điểm trên quỹ đạo quay của trái đất đến mặt trời đã chênh lệch nhau tới hàng triệu km rồi, nên khoảng cách của bạn đưa ra không có ý nghĩa gì cả - (Shiluo)
Chào bạn. Trước tiên bạn cần biết quỹ đạo của Trái Đất (TD) quay quanh Mặt Trời (MT) k phải là quỹ đạo tròn như phần lớn mọi người nhầm tưởng mà là quỹ đạo ellipse, bản thân MT cũng k ở tâm của ellipse mà lệch về 1 phía. Điều này tạo ra nhiều hiện tượng thú vị mà khoảng cách giữa TD và MT là 1. Khoảng cách gần nhất giữa MT và TD là khoảng 147 triệu km và xa nhất khoảng 152 triệu km. Như bạn thấy, 5 triệu km chênh lệch k tạo ra thay đổi đáng kể trên TD nên khoảng cách 12743km bạn đưa ra k có ý nghĩa gì nhiều lắm :) - (Minh)
Đường kính Địa cầu là khoảng 12756,577Km, khoảng cách tâm Mặt Trời đến bề mặt Địa cầu là 2316909,696Km, nếu gần thêm 12756,577Km, độ lệch là 12756,577/2316909,696*100%=0,55% (qua nhỏ), khi đó nhiệt độ Địa cầu tăng lên một tí tẹo, tốc độ quay của Địa cầu quanh mặt Trời tăng lên một tí tẹo, như vậy 1 năm <365 ngày... - (congtruongtdh)
Lúc đó các cty phải điều chỉnh lại bảng lương....trước đây làm 8 tiếng giờ chỉ làm 6 tiếng.... - (Phan Trọng Quý)
Thời tiết sẽ bớt nồm bạn nhé ! - (sytd)
chả sao hết. khoảng cách trái đất mặt trời dao động khoảng 6 triệu km các thánh nhé. chứ ko cố định là 150 triệu km đâu nhá. nên thêm hay bớt 12000km cũng chả sao. - (nước mắt mặt trời)
thế thì lại quay về thời kỳ tìm ra nguồn gốc của sự sống. - (Bùi Thịnh)
ở tâm xích đạo là nhiệt độ đã lên tới 40 - 50 độ C vào buổi trưa rồi, vậy bạn nghĩ gần hơn nữa thì sẽ lên bao nhiêu độ, cứ cho là 55 - 60 độ đi, lúc đó chắc ở nhà hết khi trời nắng :D - (Nguyễn Khánh)
Gần mặt trời thì nhìn sẽ rõ hơn - (Hung)
Tốn tiền mua máy lạnh và xe hơi hơn ạh!!! - (Chinh Hoang)
Không có gì nghiêm trọng xảy ra nếu trái đất xích thêm 12.743 km về phía mặt trời vì trái đất cách mặt trời khoảng 150 triệu km, quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời là hình ellip. điểm gần nhát là 147 triệu km, điểm xa nhất là 152 triệu km. Như vậy độ chênh lệch về cự ly trái đất-mặt trời đã là 5 triệu km mà ta không cảm thấy gì, thêm 12.000 km là một tỷ lệ rất nhỏ so với 150 triệu km nên bạn cứ yên tâm, không việc gì đâu. - (Phan Ngọc)
Theo mình thì trái đất gần mặt trời thì chúng ta sẽ MT hút vào theo luật vạn vật hấp dẫn.vì tốc độ quay của trái đất k nhanh bằng sao thủy nên càng gần MT thì TĐ sẽ bị hấp dẫn - (Lyphuhung)
khoảng cách giữa trái đất và mặt trời không cố định bao giờ. Một thay đổi như vậy là không đáng kể. - (giaonxb)
Trái đất đang quay quanh mặt trời do lực hấp dẫn, gần hơn thì nó đã nằm trong mặt trời rồi, còn đâu trái đất. - (lambo7922)
Đường kính trái đất quá nhỏ bé so với khoản cách đến MT, nên sẻ không có gì thay đổi về nhiệt độ. - (Kính mắt Sunwear)
Hậu quả nhiệt độ trên trái đất nóng lên và vòng quay quỹ đạo ngắn lại nên một năm ít hơn 365 ngày. - (hovanhuu010160)
Có một điều mình khẳng định là tuổi thọ con người sẽ cao lên bởi lịch thiên văn (dương lịch) hiện nay được tính theo thời gian trái đất bay một vòng quanh mặt trời mà khi trái đất gần mặt trời hơn thì hành trình bay quanh mặt trời của trái đất cũng sẽ ngắn lại :) - (Son)
Có một điều mình khẳng định là tuổi thọ con người sẽ cao lên bởi lịch thiên văn (dương lịch) hiện nay được tính theo thời gian trái đất bay một vòng quanh mặt trời mà khi trái đất gần mặt trời hơn thì hành trình bay quanh mặt trời của trái đất cũng sẽ ngắn lại :) - (Son)
nếu trái đất ở gần mặt trời hơn , mặt trời vẫn giữ nguyên về nhiệt độ thì nhiệt độ trên trái đất sẽ nóng lên và thay đổi sự sống ./. - (Trung Quốc)
Trai dat bi chay thanh tro bui - (Phankienquoc)
Nếu mặt trời ở gần trái đất thì chúng ta sẽ thành thịt quay. - (lại thùy an HP.)
Mình nghĩ là chỉ nóng thêm 0.5oC thôi - (Chinh)
Có 1 điều mâu thuẫn nho nhỏ mà mình chợt nhớ tới, đó là: Tại sao ở nước ta lại có mùa hè và mua đông (nóng và lạnh). Nguyên nhân là do trục trái đất nghiêng 1 góc 23,5 độ. Khi vào mùa hè, thì bán cầu bắc nghiêng hướng về phía mặt trời gần hơn (đang phân tích cho nước ta nằm ở bán cầu bắc nên các bạn đừng vặn lại mình nhé), kết hợp với vùng khí đối lưu từ chí tuyến bắc về xích đạo; tạo nên mùa hè nóng hơn; giải thích tương tự cho mùa đông.
Tại sao mình lại đưa ra ví dụ này? Vì cũng xuất phát từ câu hỏi của bạn trên. Vậy, khi trục trái đất nghiêng 23,5 độ, thì giữa mùa hè và mùa đông, khoảng cách này chênh nhau là bao nhiêu mà có sự thay đổi lớn về nhiệt độ vậy? Nguyên nhân 1 phần nữa là mùa hè thì trái đất sẽ ở điểm gần nhất mặt trời, còn mùa đông thì ở xa mặt trời nhất. Điều này, cô giáo dạy địa trước đây cũng ko giải thích, mà vnexpress cũng giải thích theo hướng chưa đủ:
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tai-sao-he-nong-dong-lanh-2406839.html - (Phúc Long)
Nếu Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn thì bạn đã ko có cớ hội đặt câu hỏi này. - (John Trinh)
Các khoa học gia áp dụng qui luật vật lí trên trái đất để đoán mò đấy ...trạm không gian chỉ cách trái đất có hơn 300km. Vậy mà đã rơi vào trạng thái không trọng lương( không có lục hấp dãn nào cả) vui vẻ tìm hiểu nhé - (Phaolophai)
Nếu Trái Đất và Mặt Trời gần nhau thêm khoảng cách bằng đường kính địa cầu (12,743 km) nhiệt độ tăng cao và con người không sống được. - (Lương Thành Luân)
Theo mình thì mùa Hè trung bình trên TĐ sẽ dài hơn dẫn đến nóng lực hơn , còn mùa Đông thì sẽ ngắn lại và bớt lạnh hơn . Chu ký hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời sẽ ngắn hơn một chút ( không đến 365 ngày nữa ) . - (Manh Le)
Nếu TĐ xích lại gần Mặt Trời thêm khoảng cách bằng đường kính Trái Đất ( 12.743 Km ) thì nhiệt độ trung bình trên Trái Đất sẽ nóng hơn khoang 10* . Thêm và đó là bức xạ - tia cực tím UV tác động đến Trái Đất sẽ gay gắt hơn , khả năng cao là Trái Đất sẽ bị Sa Mạc hoá trên diện rộng và ko thể kiểm soát đc . Dẫn đến nhiều hệ lụy như là khan hiếm nguồn nước ngọt , thiếu nguồn nước canh tác nông nghiệp , như vậy lương thực khác hiếm . Khi đó các lục địa Trái Đất là sẽ là những Hoang Mạc khổng lồ vô cùng khắc nghiệt cho con người và dộng vật sinh sống . Trái Đất sẽ dần dần bị gió Mặt Trời thôi bay từ từ bầu khí quyển vào không gian , tuy điều đó phải diễn ra trong hàng nhiều triệu năm sau . Nhưng với bức xạ Mặt Trời - tia UV với cường độ manh hơn cũng rất là nguy hiểm đối với con người và động vật rồi . Con người sẽ phải chống chọi với điều kiện mới nhưng cũng chỉ là cầm cự mà thôi , trước sau gì trong khoảng vài triệu năm Trái Đất sẽ ko còn điều kiện phù hợp cho sự sống phát triển nữa . - (Manh Le)