25/05/2018, 13:36

Diễn biến hòa bình

là khái niệm Chính quyền Việt Nam sử dụng để nói về một chiến lược của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, một số nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, sử dụng thuật ngữ này . Báo điện tử Đảng ...

là khái niệm Chính quyền Việt Nam sử dụng để nói về một chiến lược của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, một số nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, sử dụng thuật ngữ này . Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam viết: " là một trong những chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 40 đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh ở thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới."

Khái niệm này vẫn được Chính phủ Việt Nam gắn cho các hoạt động của một số cá nhân hoặc phong trào tự xưng vận động dân chủ, nhân quyền trong nước, các hoạt động đòi đa đảng, các hành vi tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, hoặc các tiếng nói đối nghịch và vi phạm luật pháp Việt Nam. Một mặt, Việt Nam tiếp tục hội nhập, xây dựng quan hệ trên mọi mặt với các quốc gia phương Tây (như Mỹ, EU). Mặt khác, do vẫn cố gắn duy trì bảo vệ chế độ một đảng và XHCN, Việt Nam luôn sử dụng khái niệm "diễn biến hòa bình" để chống lại các phong trào có ảnh hưởng tới sự tồn tại của chế độ.

Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa thư: chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới để chống phá, đẩy lùi và đi đến xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Đối tượng của chiến lược là các nước có khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa. Bản chất của chiến lược DBHB là chống chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản là phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa về các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, v.v... Phương thức và thủ đoạn chủ yếu là tạo dựng và thúc đẩy những nhân tố phản động, chống đối từ bên trong, đẩy đối phương vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hoá chế độ chính trị theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối dùng bạo lực lật đổ.

được tiến hành thường là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối, thúc đẩy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội thành khủng hoảng chính trị, tạo ra tình thế bạo loạn lật đổ chế độ.

Những ý tưởng ban đầu về do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 thế kỉ 20, sau được tiếp tục bổ sung; cuối thập kỉ 80 thế kỷ 20, được nâng lên và hoàn chỉnh thành chiến lược. Trong điều kiện mới của so sánh lực lượng trên thế giới, chiến lược được tiến hành chủ yếu bằng các thủ đoạn phi quân sự, nhằm "chuyển hóa hòa bình" các nước xã hội chủ nghĩa theo tư bản chủ nghĩa. Sau biến động ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược "kiềm chế" sang chiến lược "mở rộng" với hai nội dung cơ bản: "dân chủ hoá về chính trị" và "tự do hoá về kinh tế". Vấn đề "nhân quyền" và "dân chủ" được coi là vũ khí lợi hại.

Mục tiêu của tập trung ở các khía cạnh:

Về hệ tư tưởng: Dùng nhiều kế hoạch và phương tiện, tuyên truyền, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Marx Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước thay thế chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng ý thức hệ tư bản chủ nghĩa.

Về định hướng phát triển: Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tạo áp lực và gây sức ép buộc Việt Nam quay trở lại chủ nghĩa tư bản.

Về thể chế pháp luật: Đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Theo ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thì các mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống XHCN là:

Xóa bỏ chủ nghĩa Marx Lenin để thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản trong các nước xã hội chủ nghĩa.

Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong các nước xã hội chủ nghĩa. Lý luận được sử dụng thường xuyên là Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo là "độc tài", là "bóp nghẹt dân chủ", vì thế phải thay thế bằng chế độ chính trị đa đảng. Từ đó, tìm mọi cách nhen nhóm các lực lượng phản động chống đối, cơ hội chính trị trong các nước này.

Gây bất ổn chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa. Cách thường xuyên được sử dụng là lợi dụng, kích động những vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời cơ lôi kéo một bộ phận quần chúng vào các cuộc hỗn loạn chính trị.

Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế.

Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo quỹ đạo và các giá trị phương Tây, từ đó dẫn tới biến chất xã hội.

"Phi chính trị hóa" để vô hiệu hóa quân đội và công an. Tách rời quyền lãnh đạo của Đảng ra khỏi quân đội và công an, để dễ bề kích động đảo chính, bất ổn chính trị, quân sự.

Đối tượng mà nhắm vào là:

Một bộ phận cán bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả cán bộ cấp cao.

Trí thức và tầng lớp văn nghệ sĩ.

Giới trẻ, là bộ phận năng động, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, mức độ kìm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ còn hạn chế.

Những thành phần cơ hội chính trị. Đây là những người cực đoan giàu tham vọng chính trị, sẵn sàng tiếp tay cho nước ngoài, tập hợp lôi kéo xây dựng lực lượng chống phá ra từ bên trong.

Một bộ phận nhân dân do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hoặc bị lợi dụng, mua chuộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo các tôn giáo. Bộ phận này thường bị kích động, lôi kéo, trở thành quân cờ chính trị trong tay các thế lực lớn. Họ dùng bộ phận này như một công cụ gây áp lực chính trị, buộc Việt Nam phải thay đổi đường lối.

Chủ nghĩa đế quốc sử dụng nhiều biện pháp để chống chính phủ Việt Nam trên một số lĩnh vực:

Phối hợp đồng bộ giữa bên ngoài và bên trong. Khai thác những người bất mãn, chống đối trong nước, nhất là một số trí thức và cán bộ biến chất, những người cơ hội chính trị. Xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chiến thuật dùng chính cộng sản chống lại và phản bác chủ nghĩa cộng sản.

Dùng tâm lý chiến, lặp lại những lý luận cũ như "chủ nghĩa Marx đã lỗi thời", "kinh tế thị trường định hướng XHCN đang bế tắc" v.v., để gây nhiễu thông tin, gây hoang mang, làm giảm niềm tin của người dân trước thềm Đại hội Đảng.

Huy động và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả phương thức truyền miệng cổ điển. Lợi dụng những yếu kém, bất cập của chính Việt Nam, nhưng được nhào nặn, thổi phồng, với dụng ý chống phá. Phủ định những thành tựu của Đổi mới, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi đen chế độ XHCN tại Việt Nam.

Sử dụng những người cơ hội, phản Đảng. Tách Đảng ra khỏi dân, đối lập Đảng với dân. Thổi phồng khuyết điểm, yếu kém của chính những phần tử cơ hội, quan liêu, tham nhũng rồi quy kết Đảng, đánh đồng kẻ xấu với người tốt.

Chủ trương của chính phủ Việt Nam là phải cảnh giác, đề phòng, và chủ động đối phó, tấn công vào các cáo buộc sai lệch về Việt Nam, vô hiệu hóa các vũ khí, công cụ, chiêu bài chính trị, đặc biệt là các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề cao đẹp hay bị lợi dụng làm chiêu bài. Chống lại mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các chế độ xã hội chủ nghĩa của Hoa Kỳ và các nước tư bản phương Tây.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là xây dựng quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh với các nước TBCN mà trước kia từng coi là kẻ thù, là tác giả của , như Mỹ, Liên minh Châu Âu EU. Chính vì vậy, một mặt vẫn tuyên truyền trong nước về nguy hiểm của , tích cực bảo vệ chế độ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mặt khác, chính phủ Việt nam mềm mỏng hơn trong quan hệ ngoại giao và phát ngôn về .

Chính phủ Việt nam chỉ phát ngôn chung chung, không nêu rõ ai là tác giả của các hoạt động DBHB. Việt Nam cũng không làm rạch ròi như trước thế nào chủ nghĩa đế quốc và ai là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời Việt nam cũng phải tiến hành "tự do hóa về kinh tế", tiến hành từng bước "dân chủ hóa về chính trị", xây dựng nhà nước pháp quyền. (vốn bị coi là chiêu bài của )

Tuy nhiên, sau một số "cách mạng màu sắc" diễn ra tại các nước Đông Âu, dẫn tới sụp đổ của nhiều chế độ xã hội chủ nghĩa tại một số nước, Việt nam trở nên quan ngại hơn trước các phong trào tự nhận đòi dân chủ và nhân quyền trong nước, lo sợ về ảnh hưởng của các phong trào này tới sự tồn tại và ổn định của chế độ. Văn kiện Đại hội Đảng coi diễn biến hòa bình là một trong bốn nguy cơ với Đảng. Chính vì vậy, gần đây, Chính phủ tăng cường trấn áp các phong trào và cá nhân "đòi dân chủ" trong nước. Theo pháp luật của Việt Nam, một số cá nhân bị kết các tội hình sự "Chống phá nhà nước XHCN" hoặc "Âm mưu lật đổ chế độ XHCN".

Ông Phan Xuân Biên viết trên Tạp chí Tuyên Giáo của Đảng ngày 10-4-2009: Bên cạnh dòng tư tưởng chủ đạo là ý thức độc lập dân tộc cao, ý chí tự lực tự cường, kiên trì xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tạo ra những thách thức, nguy cơ về an ninh tư tưởng. Hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt về cường độ; toàn diện về nội dung; đa dạng về phương pháp, hình thức, rộng rãi về lực lượng, thường xuyên về thời gian và ngày càng công khai, tinh vi”

“Chúng lợi dụng triệt để bối cảnh quốc tế và trong nước, nhất là tình hình xã hội như tranh chấp, khiếu kiện, đình công; quan liêu, tham nhũng, lãng phí; những vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền và bằng mọi ngả đường để thực hiện âm mưu nhất quán là nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đi đến làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường TBCN (Tư bản Chủ nghĩa). Dù chưa đạt được âm mưu cuối cùng nhưng các hoạt động “diễn biến hoà bình” kết hợp với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động đến tư tưởng của một số cán bộ đảng viên, tạo nên sự tự diễn biến “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và xã hội với xu hướng ngày càng phức tạp”.

Chính quyền Việt Nam cho rằng muốn đấu tranh phòng chống, ngăn chặn, hóa giải, vô hiệu hóa chiến lược thì cần phải làm tốt một số nội dung cụ thể sau đây:

Huy động sức mạnh trí tuệ của dân tộc Việt Nam vào việc tổng kết thực tiễn hơn 25 năm Đổi mới, xây dựng thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung, hoàn thiện và phát triển Cương lĩnh năm 1991. Các cấp ủy Đảng phải thật sự cầu thị, lắng nghe, tổ chức trao đổi thảo luận thẳng thắn và có trách nhiệm ở trong Đảng và trong các tổ chức quần chúng, lấy ý kiến của họ bổ sung vào dự thảo văn kiện trình đại hội Đảng các cấp và dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XI.

Tăng cường giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên hiểu đúng chủ nghĩa Marx Lenin và những vấn đề cần bổ sung phát triển chủ nghĩa này trước yêu cầu của thời cuộc; hiểu và nắm vững nội dung kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa này vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Từ đó nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản, nâng cao sức đề kháng chống tự .

Kiên quyết chống trả, vạch trần, chủ động tấn công vào các quan điểm sai trái. Tổ chức thật tốt quy trình lựa chọn đề cử, ứng cử cán bộ tham gia cấp ủy các cấp và nhân sự Đại hội XI; Bảo đảm để những người tham gia cấp ủy các cấp và nhân sự Đại hội XI thực sự là những cán bộ ưu tú nhất của Đảng; Chống tư tưởng bè phái cục bộ trong công tác chuẩn bị nhân sự đại hội; Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, thoái hóa biến chất trong chính quyền, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đẩy mạnh và làm tốt Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chọn các điển hình tiên tiến trong thực hiện cuộc vận động để nhân rộng, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, làm cho cuộc vận động từng bước đi vào chiều sâu, tạo ra những chuẩn giá trị đạo đức mới có sức cổ vũ, cảm hóa các tầng lớp nhân dân. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và nâng cao nhận thức về chủ nghĩa xã hội chính là nền tảng vững chắc ngăn chận và đấu tranh chống .

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân phải là nội dung xuyên suốt trong toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.

Các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền, cũng như một số tổ chức quốc tế (của EU, Liên hợp quốc) vẫn phê phán các hoạt động trấn áp lực lượng đối lập của Chính phủ Việt Nam, coi đây là "vi phạm nhân quyền", vi phạm "quyền tự do tư tưởng" và "tự do ngôn luận".

Theo đại sứ Mỹ Michael W. Michalak tại Việt Nam thì những ý kiến ngộ nhận cho rằng rằng đổi mới giáo dục do chính là sức ép của Mỹ chính là một phần diễn biến hòa bình là "nhảm nhí và không đúng sự thật". "Lãnh đạo Việt Nam, kể cả những người ở cấp cao nhất, khi nói chuyện đều nói với tôi rằng họ đánh giá rất cao nền giáo dục của Mỹ, đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục, và tôi không thể tán thành quan điểm cho rằng đây là hoạt động diễn biến hòa bình!" "Ở Hoa Kỳ bản thân chính phủ cũng bị người dân chỉ trích, hoặc người dân ngoài Hoa Kỳ chỉ trích, những quan điểm của họ có lúc đúng có lúc sai, nhưng mà chúng tôi tôn trọng những quan điểm đó, chúng tôi nghĩ rằng sự đối thoại giữa các bên rất quan trọng."

Nhà bình luận toàn cầu (globalist) của tờ New York Times viết: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kẻ thù số một là . "Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do". Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị "vẫn mất ngủ vì ".

Ông cho rằng: "Khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam và Trung Quốc trở nên hiểu biết đòi hỏi hơn, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ phía Chính phủ. Họ sẽ muốn sự minh bạch, pháp luật rõ ràng, hệ thống y tế tốt hơn, tham nhũng ít hơn, tự do ngôn luận nhiều hơn và ít giới hạn "red lines" hơn. Nhà nước một đảng sẽ phải chịu áp lực rất lớn để đáp ứng các yêu cầu đó. Một phần tư thế kỷ nữa, sẽ có nhiều tự do và dân chủ hơn ở Hà Nội và Bắc Kinh, có được thông qua diễn biến hòa bình, không thể khác được".

0