25/05/2018, 14:27

Địa trung hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại tây dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi Châu Âu , phía nam bởi Châu Phi và phía đông bởi Châu Á. ...

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh

Địa Trung Hải là một phần của Đại tây dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi Châu Âu , phía nam bởi Châu Phi và phía đông bởi Châu Á.

Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anhtới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh). Chiều dài đông-tây là 4.000 km và chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh) và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung biển này nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m, độ sâu tối đa khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.

Địa Trung Hải là phần sót lại của một đại dương lớn thời cổ đại, gọi là đại dương Tethys, đã bị ép gần như đóng chặt trong thế Oligocen, khoảng 30 triệu năm trước, khi các mảng kiến tạo lục địa làm cho châu Phi và đại lục Á-Âu va chạm vào nhau. Các mảng này vẫn đang tiếp tục đè nén nhau, gây ra các đợt phun trào của các núi lửa, như đỉnh Etna, đỉnh Vesuvius và Stromboli, tất cả đều tại Italia, cũng như kích thích các trận động đát thường xuyên, tàn phá các phần của Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một sống ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành hai bồn địa đông và tây. Một sống ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc, nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 m (1.000 ft), nó hạn chế sự luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp, vì thế nó làm giảm đáng kể khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao, làm cho Địa Trung Hải có độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương.

Các hải cảng quan trọng nằm bên Địa Trung Hải gồm: Barcelona, Marseille, Genoa, Trieste, Haifa. Các sông chính đổ vào Địa Trung Hải có Ebro, Rhône, Po và Nin.

0