24/05/2018, 23:14

Địa lý 10. Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Trong học tập. Là một phương tiện để học sinh học tập, qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất, và qua bản đồ biết được hình dạng và quy mô của châu lục này so với châu lục khác. ...

Trong học tập.

Là một phương tiện để học sinh học tập, qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất, và qua bản đồ biết được hình dạng và quy mô của châu lục này so với châu lục khác.

Trong đời sống.

Tìm đường đi, xác định vị trí và sự di chuyển của một cơn bão khi dự báo thời tiết, đều phải dựa vào bản đồ.

Quân sự lại càng cần tới bản đồ, để xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình…tất cả những công việc đó đều cần phải có bản đồ.

Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.

Để đọc được một bản đồ trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ, các ký hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Xác định phương hướng trên bản đồ.

Để xác định được hướng trên bản đồ, ta cần phải dựa vào các đường kinh , vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây, những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định hướng còn lại.

Mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trên bản đồ, trong atlat.

Bản đồ không chỉ là đọc các kí hiệu riêng rẽ của bản đồ, mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu ( đối tượng địa lý ) ở bản đồ đó.

Viễn thám.

Viễn thám có nghĩa là khoa học và công nghệ hiện đại, thu thập thông tin về các đối tượng hay môi trường từ xa.

Hệ thống thông tin địa lí.

Hệ thống thông tin địa lí, là hệ thống thông tin đa dụng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, cho phép lấy thông tin dễ dàng.

Câu 1:

Bản đồ có tác dụng thế nào trong việc học tập môn địa lý?

Câu 2:

Hãy nêu một số dẫn chứng cho thấy bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

- Trong sản xuất.

- Trong quân sự.

- Tham quan, du lịch.

Câu 3:

Hệ thống thông tin địa lý là gì? Đã được ứng dụng trong sản xuất và đời sống như thế nào?

Câu 1:

Trong học tập môn địa lí, bản đồ khoa giáo được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai vì qua bản đồ.

Biết được đặc điểm và sự phân bố của các yếu tố địa lí của một khu vực hoàn toàn thế giới.

Có thể xác định vị trí địa lí của một điểm, biết được hình dạng và quy mô của một quốc gia, một châu lục.

Có thể hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội.

Câu 2:

Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

  • bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  • bản đồ có tỉ lệ nhỏ mức độ chi tiết của bản đồ sẽ bị hạn chế hơn bản đồ có tỉ lệ lớn.
  • bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản bản đồ thế giới.
  • bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ xác định càng hạn chế.

Câu 3:

Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  • bản đồ khí hậu.
  • bản đồ địa hình.
  • bản đồ địa chất.
  • tất cả các bản đồ trên.

Câu 4:

Loại bản đồ nào dưới dây có tác dụng hơn cả trong việc quy hoạch xây dụng mạng lưới giao thông?

  • bản đồ dân cư
  • bản đồ địa chất
  • bản đồ địa hình
  • bản đồ khí hậu

Câu 5:

Hệ thống thông tin địa lí có tác dụng.

  • giúp các nhà khoa học về môi trường theo dõi, quản lý trạng thái môi trường.
  • giúp các nhà quy hoạch đưa ra các phương án quy hoạch thích hợp
  • giúp các nhà kinh doanh có thể quản lí hệ thống sản xuất, dịch vụ của mình.
  • tất cả tác dụng trên.
0