24/05/2018, 23:14

Các Lược Giảng Chuyên Sâu về Sử Dụng Văn Lệnh BASH trong Linux/Bài 1A

Loạt bài "Các Lược Giảng Chuyên Sâu về Sử Dụng Văn Lệnh BASH trong Linux" của tác giả Làng Đậu giữ bản quyền 2006. Người đọc chỉ được sử dụng cho mụch đích học tập hay giảng dạy cho cá nhân. Cấm mọi hình thức sao chép, đăng lại, hay in lại nhằm mụch đích ...

Loạt bài "Các Lược Giảng Chuyên Sâu về Sử Dụng Văn Lệnh BASH trong Linux" của tác giả Làng Đậu giữ bản quyền 2006. Người đọc chỉ được sử dụng cho mụch đích học tập hay giảng dạy cho cá nhân. Cấm mọi hình thức sao chép, đăng lại, hay in lại nhằm mụch đích mua bán hay trục lợi mà không có sự cho phép chính thức của tác giả. Mọi thông tin về việc phổ biến rộng rãi có tính quảng bá tài liệu này cho mụch đích giáo dục hay các phê bình, đề nghị về nội dung bài giảng xin liên lạc về vo_quang_nhan@yahoo.com

Tập tin trong Linux/UNIX Các thuộc tính

Một cách vắn tắt, trong Linux các thuộc tính của một tập tin được chỉ thị và xác dịnh bởi các bit trạng thái liên kết với tập tin đó dể biểu tả các đặc tính như là read-only (chỉ đọc được), archive (dùng cho lưu trữ), system (hệ thống), hidden (ẩn dấu), v.v...

Trong Linux/UNIC mỗi tập tin sẽ chứa:

a) Quyền sở hữu bao gồm quyền sở hữu của người dùng với giá trị định danh (identifier) trong hệ bát phân là 4000 và quyền sở hữu của nhóm có giá trị danh định trong hệ bát phân là 2000

b) Các quyền truy cập được xác định bằng 9 bit, các bit này cho phép loại đối tượng nào có thể đọc, viết và thực thi nội dung tập tin. Gọi là các phép sử dụng (permissions)

c) 3 bit trong đó có 2 bit dùng để xác định xem tập tin đó hay chương trình đó có thể được truy cập và xử lý trong lúc thi hành và bit còn lại là bit lưu dính (sticky)

d) 4 bit dùng để xác định chức năng của tập tin. Các bit này được cài đặt ngay từ khi tập tin được tạo nên và không thể thay đổi được.

e) Thời điểm tập tin được tạo (creating time) ra và thời điểm chúng bị truy cập (access time)

f) Độ lớn của tập tin: đây là số đo bằng đơn vị byte (hay bội số của byte) của nội dung thông tin lưu chứa bên trong một tập tin không tính đến các yếu tố khác kể cả các thông tin về thuộc tính của nó

g) Tên tập tin và phân loại.

h) Số liên kết của cùng một tập tin

Đặc biệt 12 bit của trường hợp a và b trên hợp thành kiểu của tập tin. Chi tiết của các thuộc tính kể trên ngoại trừ điểm f) và g) sẽ được bàn chi tiết phần sau

Để kiểm nghiệm lại các thuộc tính của một tập tin người ta thường dùng lệnh:

"ls -l <TÊN_TẬP_TIN>".

Thí dụ: Khi dùng lệnh ls -l lên một thư mục, các tập tin sẽ hiển thị tương tự như minh họa dưới đây

Lưu ý: Một lệnh khác cũng giúp người dùng hiểu thêm về nội dung (nhưng không phải là các thuộc tính theo định nghiã trên) của một tập tin là lệnh:

file [TÊN_TẬP_TIN]

Để đọc được nhiều chi tiết về thuộc tính và trạng thái sử dụng của một tập tin có thể dùng lệnh

stat [TÊN_TẬP_TIN]

Quyền sở hữu

Các đặc tính về quyền sở hữu được đặt ra cho tập tin trong linux cũng không ngoài lý do an toàn. Có hai đặc tính chính đó là sở hữu chủ (owner) và nhóm chủ (group owners). Hầu hết các hệ điều hành Linux và UNIX chỉ kiểm tra lại quyền sở hữu này trên tập tin khi chúng được đem ra cài đặt quyền thực thi hay được truy cập lúc thi hành một lệnh nào đó.

Sở hữu chủ

Đặc tính sở hữu quy định quyền tối thượng quyết định về nội dung, các đặc tính và các quyền khả dụng của tập tin đó thuộc về ai. Thường người dùng nào tạo ra tập tin sẽ có được quyền sở hữu này. Người có quyền sở hữu trên một tập tin có thể thay đổi nội dung, có thể hoán chuyển, thay đổi các đặc tính về phép sử dụng (permission) của tập tin cũng như có thể chia sẽ hay chuyển quyền sử dụng hay sở hữu của tập tin đó cho người dùng khác. Người ta có thể thay đổi sở hữu chủ của các tập tin bằng lệnh chown

Thí dụ: Giả sử bạn đang có quyền sở hữu tập tin mytxt và muốn chuyển quyền này cho người dùng 'anon': chown -c anon mytxt

Lưu ý: Người dùng "root"(4) có toàn quyền thay đổi đặc tính này như là truất phế đặc tính sở hữu chủ trên một tập tin của bất kì người dùng nào và đổi thành quyền sở hữu cho người dùng khác một cách vô điều kiện mà không cần phai thông báo cho người chủ nguyên thủy của tập tin

Nhóm sở hữu

Trong khi chỉ có một người được quyền sở hữu tập tin thì, tập tin đó còn có thể có đặc tính là sở hữu của một nhóm người. Một nhóm người đó được chỉ định (bởi người hay nhóm tạo ra tập tin hay bởi "root") là nhóm sở hữu của một tập tin. Một khi là thành viên sở hữu trong nhóm, thì người đó có thể có quyền thi hành một số thao tác lên trên tập tin. Các thao tác này đưọc quy định bởi người quản lý (root) hay bởi mặc định khi máy đưọc cài đặt. (Trong Linux thì mỗi nhóm có thể có một tên nhận dạng riêng (group identifier)).

Lưu ý: Hoàn toàn tương tự như trường hợp sở hữu cá nhân, đặc tính nhóm sở hữu hoàn toàn có thể bị thay đổi bởi người dùng "root".

Người ta có thể thay đổi sở hữu chủ hay nhóm chủ của các tập tin bằng lệnh chown hay lệnh chgrp

Thí dụ:

Để chuyển đổi nhóm sở hữu của mytxt cho nhóm 'root': chown :root mytxt

Để chuyển đổi quyền sở hữu mytxt cho tài khoảng 'Dung' và nhóm chủ là 'medicine': chown Dung:medicine mytxt

Các quyền truy cập của một tập tin

Các quyền truy cập (access right) hay phép truy cập (access permission) của một tập tin được tạo thành một cách mặc định hay do quyết định của người tạo ra tập tin đó nhằm chia sẽ quyền sử dụng một phần hay toàn bộ quyền sử dụng cho người cùng nhóm hay người sử dụng bên ngoài. Các quyền sử dụng này bao gồm: Quyền đọc (read) nội dung tập tin, quyền thay đổi nội dung tập tin (write), và quyền thực thi (execute) tập tin

Để xác định sự chia sẻ quyền sử dụng này thì Linux/UNIX dành ra 12 bit thông tin chia là 3 loại chính: loại chỉ thị quyền truy cập (9 bit), loại bit cho phép chia sẽ sẽ một nhóm làm chủ hay người (khác) chủ tập tin, và loại bit lưu dính (sticly)

Các bit dùng cho quyền truy cập của một tập tin nhằm xác định những thao tác nào cho phép tiến hành lên tập tin người nào được phép tiến hành. Chúng bao gồm 3 lớp:

Lớp 1: 3 bit trong hệ thống bát phân (octal) là các bit ở các vị trí 100, 200, và 400; chúng khống chế quyền truy cập cho người chủ (của tập tin) kí hiệu tắt là u (viết tắt từ "user")

Lớp 2: 3 bit trong hệ thống bát phân là các bit ở các vị trí 10, 20, và 40 chúng khống chế quyền truy cập cho nhóm chủ (của tập tin) kí hiệu tắt là g (viết tắt từ "group")

Lớp 3: 3 bit trong hệ thống bát phân là các bit ở các vị trí 1, 2, và 4 chúng khống chế quyền truy cập cho những người dùng khác (không phải thuộc cùng nhóm chủ hay không là người chủ của tập tin) kí hiệu tắt là o (viết tắt từ "other")

Như vậy mỗi nhóm có thể tạo ra tối đa 8 giá; trị quy định khác nhau. Để thay đổi các giá trị này thì người chủ, nhóm chủ hay root có thể dùng lệnh chmod. Sau đây là bảng ghi ý nghiã của 8 giá trị có thể này. Bảng ghi các các giá trị quyền truy cập khi dùng lệnh chmod (Các giá trị nhị phân trong ngoặc đơn dùng để đối chiếu)

Khi không muốn sử dụng giá trị bác phân, để có thể áp dụng lệnh chmod cho từng lớp, có thêm các tham số dạng string như là kí hiệu 'u' cho lớp 1, g cho lóp 2, và o cho lớp 3.

Thí dụ: Thay đổi các thuộc tính của tập tin mytxt. (Một cách tổng quát dùng dấu + để cho thêm thuộc tính và dấu - để ngăn cấm thuộc tính đó)

Tạo thuộc tính khả thi lên mytxt đối với người chủ tập tin mà thôi: chmod u+x mytxt

Tạo thuộc tính khả thi lên mytxt đối với mọi người: chmod u+x g+x o+x mytxt hay đơn giản hơn chmod +x mytxt

Tạo thuộc tính chp phép đọc, viết, và thực thi lên mytext với người chủ tập tin: chmod u+x+w+r mytxt

Ngăn cấm người ngoài và nhóm chủ viết lên nội dung tập tin: chmod g-w o-w mytxt

Không cho bất kì ai viết lên tập tin: chmod u-w g-w o-w mytxt

Cho phép người ngoài có cùng quyền hạn truy cập của chủ: chmod o=u mytxt

Thay vì dùng hệ thống kí hiệu tắt, người ta có thể dùng hệ cơ số bát phân. Tuy nhiên, khi ra lệnh này người có chủ quyền trên tập tin cần nhớ rằng vị trí thứ nhất từ trái dành cho chủ tập tin, vị trí thứ hai là nhóm chủ và vị trí thứ 3 dành cho người ngoài.

Lệnh thường thấy nhất là chmod 755 mytxt. Lệnh này cho phép nhóm chủ và người ngoài chỉ được phép đọc và thi hành nhưng lại không thể điều chỉnh nội dung của tập tin trong khi người chủ tật tin lại có quyền đó.

Lưu ý: Việc ra lệnh điều chỉnh quyền truy cập mà dùng chỉ có 1 con số (0-7), chẳng hạn như lệnh "chmod 7 mytxt" sẽ tạo các thuộc tính đọc viết và thi hành cho người ngoài và mặc định các giá trị thuộc tính cho nhóm chủ và người chủ bằng 0. Nó tương đương với lệnh

chmod 007 mytxt

-- thuộc tính 007 sẽ ngăn cấm chính người chủ hay nhóm chủ của mytxt làm các thao tác đọc viết và thi hành lên mytxt. Do đó cách tốt nhất là nên gõ cả ba số bát phân để thay đổi thuộc tính. Như vậy để ngăn người ngoài và cả nhóm chủ truy cập lên tập tin thì có thể ra lệnh:

chmod 700 mytxt

Sticky bit

Sticky bit hay còn gọi là bit lưu dính. Bit lưu dính có vị trí bát phân là 1000 trước đây thiết kế để dùng trên các máy không có nhiều bộ nhớ và nó chỉ được gán để dùng với các tập tin khả thi. Khi bit này được cài nó sẽ thông báo cho hệ điều hành lưu giữ chương trình trong bộ nhớ cho các thực thi sau đó (có thể được chạy bởi người dùng khác) nhằm mụch đích chia chung một chương trình phần bộ nhớ tải cho nhiều người và tăng hiệu quả sử dụng.

Ngày nay, bit này đã không còn dùng cho mụch đích kể trên mà chúng được dùng để tăng cường an toàn cho các thư mục. Nếu không cài bit này lên một thư mục thì thư mục đó sẽ cho phép bất kì người dùng nào tạo ra, điều chỉnh, hay xóa các tập tin và các thư mục con nằm bên trong nó. Ngược lại khi được cài, ngoại trừ người chủ (và root) thì không ai được phép thay đổi hay xoá toàn bộ thư mục đó.

Trong Linux, người ta có thể mở/đóng bit lưu dính bằng cách dùng lệnh chmod. Thí dụ lệnh: chmod 1755 mydir/ sẽ cho cài các quyền truy cập theo giá trị 755 và cài luôn giá trị 1 cho bit lưu dính. Kí hiệu của bit lưu dính là 't'.

Để biết được một thư mục có cài giá trị bit lưu dính hay không người ta có thể dùng lệnh: file <TÊN_THƯ_MỤC> và giá trị trả về cho thư mục có cài đặt sticky bit có thể là

[TÊN THƯ MỤC]': sticky directory'

Thuộc tính cài cho người sử dụng về quyền thực thi

Trong nhiều trường hợp một tập tin sau khi đã được cài quyền thực thi (+x) cho người ngoài dùng nhưng đến khi người dùng chạy thử thì tập tin đó không thể hoàn tất công việc vì mycommand trong lúc thi hành đòi hỏi phải xử lí hay truy cập một số dữ liệu hay lệnh khác mà các dữ liệu hay lệnh này lại không được cài quyền truy cập cho người ngoài. Kí hiệu của thuộc tính này là s

Như vậy, nếu người dùng X tạo ra một script mycommand đã được cài giá trị thực thi +x lên mycommand nhưng khi thi hành mycommand lại đòi hỏi phải mở và đọc tập tin dữ liệu mydata và người dùng X không muốn cho người ngoài được phép trực tiếp đọc hay viết lên mydata mà không thông qua lệnh mycommand thì X có thể ra lệnh: chmod +s mycommand . Trong hình 1, dòng 10, tập tin có tên share đã được cài giá trị này. Do đó kí tự s xuất hiện trong các thuộc tính về quyền truy cập.

Bị chú: chữ s là sự viết tắt cho cụm từ setuid on execution or setgid on execution (có nghiã là cài quyền thực thi trên sở hữu chủ hay nhóm chủ của tập tin đó).

Đổi tên tập tin

Có nhiều cách để đổi tên một tập tin thông dụng nhất là dùng lệnh mv [TÊN_CŨ] [TÊN_MỚI]. Một cách khác để đổi tên một tập tin là dùng lệnh cp [TÊN_CŨ] [TÊN_MỚI] để chép nó sang một tập tin có tên khác và sau đó xoá tập tin cũ bằng lệnh rm <TÊN_CŨ> . Tuy nhiên khi làm việc này với một tập tin có cỡ lớn thì sẽ tốn thời gian cho máy chép.

Lưu ý: Lệnh này nguyên cho phép người ta chuyển vị trí của một tập tin.

Thí dụ: mv test/mytxt release/document sẽ di chuyển tập tin mytxt trong thư mục con test sang thư mục con release với tên mới là document.

Các lệnh hệ thống quan trọng Trong Linux

Để nhận được đầy đủ thông tin hơn, dùng lệnh man [TÊN_LỆNH] Trong đó, [TÊN_LỆNH] không cần phải chỉ rõ đường dẫn. Trong bảng trình bày, chữ in đậm đứng sau dấu ; là lệnh tương tự có cách dùng giống nhau. Một số lệnh sẽ không có trong hệ điều hành UNIX. Tuỳ theo cách cài đặt, nhiều mệnh lệnh sẽ đòi hỏi chủ quyền, nhóm quyền hay quyền truy cập để có thể gọi được chúng đặc biệt là các nhóm lệnh liên quan đến bảo mật hệ thống. Ngoài ra, cách tốt nhất để nắm bắt và có thể tận dụng hệ thống lệnh của Linux là nên có trong tay một tài liệu chuyên khảo về việc này. Chẳng hạn như cuốn: "Linux in a Nutshel" của nhiều tác giả do nhà xuất bản O'reilly ấn hành (ISBN 0596009305)

Các tham số nếu viết trong ngoặc nhọn { } là các tham số bắt buộc phải có dê lệnh thực thi trong khi các tham số đặt trong ngoặc vuông sẽ có giá trị lựa chon [ ] nếu không có lệnh có thể vẩn được thi hành theo chế độ mặc định

Lưu ý: Kiến trúc của Linux/Unix cho phép xem tất cả các thiết bị, tập tin, thư mục,.... và ngay cả bộ nhớ đều là một dạng của các tập tin hệ thống. Do đó, các lệnh Linux/Unix có thể có hiệu lực mạnh hơn các mệnh lệnh trong hệ điều hành Windows rất nhiều. Chẳng hạn, việc đọc thẳng nội dung thô cuả một ổ cứng hay của một địa chỉ trong bộ nhớ hay ngay cả trong hạt nhân trên Linux/UNIX thì dể dàng hơn nhiều (có thể chỉ dùng các lệnh hệ thống thông thường và lại có để lắp đặt chúng vào trong các văn lệnh trong khi đó, việc này gần như không cho phép khi dùng Windows ngoại trừ phải sử dụng các dịch vụ, hay các bộ điều vận (device driver) hay các tiện ích đặc biệt hay phải dùng ngôn ngữ lập trình bậc tương đối thấp như C/C++ chẳng hạn. Còn việc đọc trực tiếp bằng văn lệnh thì hầu như không thể được.

Mệnh lệnhCú pháp/tham số thường dùnglệnh tương tự/liên quan Ý nghiã(dòng lệnh Windows tương đương) Thí dụ(phân cách nhau bởi; hay xuống hàng) Lưu ý(khả năng/giới hạn)
awk     'pattern {action}file'     gawk Điều chỉnh nội dung và báo cáo văn bản awk '{print $1 $2}' mydata xem thêm trong các phần kế tiếp
bash     [script]     sch;ksh Gọi 1 màn hình trình bao con hay thực thi một văn lệnh sh myscript.sh; bash Để gọi trình bao korn thi hành myscript dùng:ksh [TÊN_TẬP_TIN]
basename     {path}     trả về tên riêng trong dòng tên đầy đủ basename "/home/test/myfile.txt trả về myfile.txt
bc         lệnh gọi máy tính toán. bc có tính tương tác
bzip2     [-dztfq1..9]     bunzip2; bzcat nén và giải nén các tập tin .bz2 bzip2 -d myfile.bz2
cat     [-AbEnstTv]{files}     hiển thị nội dung của tập tin (văn bản) -- type cat -n mytextcat *.txt có thể dùng kí tự phỏng định (wildcard) (5)
chmod     {attribute} {file}     thay đổi thuộc tính các file --attrib chmod +x +r myscript*.txt có khả năng dùng kí tự phỏng định và đệ quy
chown     [-cfR][owner][:group]{file}     thay đổi chủ hay nhóm chủ các tập tin chown -c Bill myfilechown hung:root myfile có khả năng dùng kí tự phỏng định và có khả năng đệ quy
clear         làm trống, tạo màn hình mới --cls clear
cd     {directory}     thay đổi thư mục hiện hoạt -- cd cd ~ cd /home
cp     [-auifp]{source}{target}     chép các tập tin hay thư mục sang thư mục hay tập tin khác. --copy; xcopy cp -a mydir /home cp -f file1.txt file2.txt mydir/ có khả năng dùng kí tự phỏng định và có khả năng đệ quy (dùng tham số -a)
date     [-s] [+FORMAT]     cài hay hiển thị đồng hồ thời gian -- time; date date +%d/%M/%Y;datedate -s "Wed Nov 24 11:23:00" cho phép thay đổi định dạng khi hiển thị.
dd     [if=file][of=file][bs=;count=]       ABCDEFGHIJKLMNPOQRSTUVWXYZABCDEFGHI chép dữ liệu thô (dump) từ 1 tập tin sang tập tin khác dd if=/dev/sdb of=/dev/sdcdd <dev/zero >myDisk.img count=512 bs=1024 cho phép đổi hướng, có thể sử dụng như một lệnh để tạo bản dự phòng (dùng chung với gzip để nén)
df     [-ahikm] [file]     du; free báo cáo về tỉ lệ sử dụng trên các thiết bị lưu trữ -- chkdsk dfdf -k
diff     [-lines,ibBr]{file1}{file2}     Trả về sự khác nhau giữa hai tập tin -- comp, fc diff -r --brief oldir newdirdiff -i text1 text2 có khả năng đệ qui có thể không phân biệt chữ viết hoa
dirname     {file}     trả về tên đầy đủ của thư mục chứa tập tin {file} dirname /home/dung/test.txt
dmesg     [-n]     trả về thông tin chứa trong bộ đệm (buffer) của nhân (kernel) dmesg lệnh giúp đọc lại các thông báo từ việc tải và dở tải của các bộ điều vận. Có ích trong quá trình tìm lỗi (debug)
dos2unix     [-kqon]     unix2dos đổi định dạng cho tập tin văn bản từ kiến trúc DOS sang UNIX dos2unix myfile.txt
echo     {-en} {string}     hiển thị một dòng chữ -- echo echo -n "helo"echo -e $"33[1;32mGreen" cho phép sử dụng các phiếm thoát (escape character) với tham số -e
expr     {expression}     đánh giá một biểu thức y=`expr $y + 1` x=`expr length $a`
factor         tính giai thừa factor 100
fdisk     [-l -u] {device}     điều chỉnh bảng phân bố (partition) ổ dĩa -- fdisk fdisk /dev/hdb có thể làm hại máy.
file     [-kz] {file}     xác định kiểu tập tin file a.out file -z file.zip
find     {path} {expressions}     tìm kiếm tập tin trong một thư mục find /home -name text* hỗ trợ kí tự phỏng định (wildcard) và hỗ trợ tìm kiếm đệ quy
fsck     [-Atr] {device}     fsck.ext2;fsck.ext3;fsck.vfat;fsck.reiserfs Kiểm và sửa các tập tin hệ thống-- chkdsk fsck.ext3 /dev/sda1fsck.exe2 initrd có thể gây hệ quả mất dữ liệu khi sửa
ftp     [-ig] [host]     chương trình dịch chuyển file -- ftp ftp 11.101.177.178 có tính tương tác
fuser     [-aiklm]     xác định các tiến trình dùng tới các tập tin của một ổ nối (socket) fuser -km /home có thể gây hại cho các ứng dụng đang chạy. Dùng để hủy các tiến trình đang chạy làm cản trở một thao tác khác.
grep     [-ceir] {pattern}{file}     egrep trả về dòng văn bản trùng khớp với một dạng thức cho trước--find grep "Vo w Dung" myfile xem thêm trong các phần kế tiếp
groupadd     [-grf]     groupdel; groupmod tạo nhóm mới (đây là các nhóm chủ dùng trong thuộc tính các tập tin) groupadd -g 122 Chemistry lệnh của quản lý
gzip     [options] {file}     zip; unzip; gunzip nén và giải nén các tập tin kiểu zip
head     [-cnq] {file}     xuất ra các dòng đầu của tập tin head myfilehead -n 1 mytext
hostname     [-adFif] [hostname]     domainname;nodename xuất hay cài đặt lại tên máy chủ hostname VNN dùng trong cài đặt mạng
id     [-gGnru]     trả về các UID GID thực và còn hiệu dụng id phuongdung lệnh của quản lý
info     [-dfnOR] [name]     hiển thị thông tin đầy đủ về một mệnh lệnh hay một thiết bị info ls tương tự như man nhưng có tính tương tác
init     {0123456asbc}[-sba]     telinit khởi động sự điều khiển tiến trình init 3init 5init 6 dùng đổi chế độ người dùng hay tái khởi động máy
insmod     [-efq] [module]     rmmod Tải vào kernel môt bộ điều vận hay mô đun insmod aic7xxx
logname         trả về taì khoản người đăng nhập logname lệnh của quản lý
ls     [-aAdklt1] [file]     hiển thi nội dung của một thư mục-- dir ls *.txtls -als -l cho phép dùng kí tự phỏng định và chế độ đệ quy
lsdev         Hiển thị thông tin về thiết bị phần cứng trên máy lsdev
lsmod         hiển thị các bộ điều hợp đã tải lsmod
lspci     [-nxbdi]     hiển thị các thiết bị PCI lspci -nlspci -d
lsusb     [-sdDpt]     usbmodules hiển thị các thiết bị USB lsusb
ln     [-dfs]{target}[link_name]     tạo các tập tin liên kết ln txt txt2ln -s file slinkfile có ich khi dùng liên kết mềm -s
lp     [options] {file}     lpr gửi yêu cầu tới dịch vụ in lprng -- print  
man     [-acK] {name}     info định dạng và xuất ra bảng hướng dẫn-- help man lsman -a mkdir
make     -f file [options] target     tiện ích make make install
MAKEDEV     [-nMSdi]     mknod tạo tập tin thiết bị cd /dev; MAKEDEV xda; mknod sg c 21 0
mkdir     [-mp] {directories}     tạo thư muc mkdir -m 755 dir1 dir2mkdir -p /home/chem/org có thể tạo thư mục trong nhiều cấp độ sâu, và tạo nhiều thư mục cùng lúc
mkfs     [-tc] {filesystem}     mkfs.ext2;mkfs.ext3;mkfs.vfat định dạng hệ thống tập tin-- format mkfs.ext3 /dev/sdamkfs.ext2 initrdmkfs -t vfat /dev/hda1
modinfo     [-adflnp] {modulefile}     hiển thị thông tin về một mô dun trong hạt nhân modinfo aic7xxx
more     [-dlfs] {file}     less cắt nội dung của một tập tin ra thành cở của màn hình để hiển thị--more more myfile
mount     [-afFrwto][device directory]     Kết nối vào một hệ thống tập tin nêu danh sách các hệ thống tập tin mountmount /dev/cdrom /mnt/cdrommount -o loop imge.iso img_dir
mv     [-fiu] {source}{target}     di chuyển hay đổi tên tập tin-- ren, move mv file1 file2 mydir/mv file.text file.txt hỗ trợ di chuyển nhiều tập tin, kí tự phỏng định
netstat     [options]     hiển thị trạng thái mạng netstate lệnh quản lý
nice     {-n} {command [arg]}     renice; snice; skill thực thi chương trình với độ ưu tiên(-20=cao nhất và 19=thấp nhất) nice -n -8 ./myprog
nohup     {command [arg]}     run a program immune to hang up nohup mydaemon start
passwd     [-kludnxwi]     thay đổi mật khẩu passwd Bill
pgrep     [-flnPs] {pattern}     pkill hiển thị tên của các tiến trình và các thuộc tính khác pgrep myscript
pidof     [-sxo] {programs}     trả về danh định của tiến trình đang chạy pidof mydaemon
ping     [-abcdfFpQr] {host}     gửi ICPM ECHOREQUEST đến máy chủ-- ping ping 12.177.178.105
printf     {format} [ARG]     định dạng và hiển thị dữ liệu (float=2.234; printf "float=%f" $float)printf "tHellon" dùng kiểu C/C++
procinfo     [-fFabdimnr]     hiển thị trạng thái của hệ thống procinfo
ps     [-AadflHn][rplosu]     pstree báo cáo trạng thái của các tiến trình ps -Aps -ef dùng để theo dõi tình trạng của các tiến trình
reboot     [-nwdihp]     poweroff; halt tái khởi động rboot -n có thể gây mất dữ liệu
rev     {file}     hiển thị ngược trật tự của một tập tin rev myfile.txt
rm     [-drRfi] {files}     xoá file hay directory--del; deltree rm myfilerm -rf mydir/ có thể nguy hại, đệ quy,kí tự phỏng định, xóa nhiều tên
rmdir     [-p] {directory}     xóa directory--deltree rmdir -p a/b/crmdir a/b/c a/b c có thể nguy hại, đệ quy, ki; tự phỏng định, xóa nhiều tên
rpm         lệnh quản lý gói rpm rpm -ql manrpm -i newfoftware.rpmrpm -e oldsoftware hữu dụng để cài đặt phần mềm
sed     [-nef] file     Stream EDitor (soạn thảo dòng văn bản) sed 's/Vo/Nguyen/g' myfile xem các bài giảng tiếp theo
seq     [-sfw][first][increment]{last}     jot hiển thị một dãy số for a in `seq $COUNT`; do echo -n "$a "; fone # 1 2 3 4 5 ... 80 tiện trong các vòng lặp (loop)
setserial     [-abGqWz]{device}[param[arg]]     cài đặt hay đọc thông tin từ một cổng liên tục   có thể gây hại
shutdown     [-tkrhfFc][time][message]     dùng để tắt máy shutdown -t 3 now
sort     [-bdfinr][-t-u-o] {file}     trả về các dòng xếp thứ tự từ 1 tập tin--sort sort -r mydatasort -b file
stat     [-ft] {files}     báo cáo đầy đủ trạng thái của một tập tin stat myfile
stty     [-agF] {setting}     diều chỉnh và hiển thị cài đặt ở đầu cuối stty -echo
string     [-afnote] files     hiển thị các dòng là dòng chữ trong tệp strings mydriver.o
strip     [-FIORfKNopxX] {object}     nm cắt bỏ các "symbol" trong tập tin khả thi strip *.o dùng để thu nhỏ lại kích thước các tập tin hư viện và mô dun. Có thể nguy hại
su     [-cflm] {user}     chạy hệ vỏ dùng tên và mật khẩu người khác su rootsu Joe lệnh quản lý
sudo     [lLkpbcasHPS]command     thi hành lệnh như là người dùng trong/etc/sudoers sudo -u Bill cat BillFile use for hacking?
sync         buộc viết các dữ liệu cập nhật trong các bộ đệm vào trong thiết bị lư trữ sync có thể hữu dụng
tail     [-cnq] {file}     hiển thị thông tin phần sau của 1 tập tin tail -n 3 mytext
tar         [cdufgpvxz] {file} tạo ra hay giải nén 1 tập tin -expand gzip 9 > file.tar.gztar zxvf file.tar.gztar cpf mydir > data.tar; tar -xvf data.tar có thể hữu dụng
telnet     [-BKacefl] {host}[port]     chương trình nối qua giao diện telnet telnet 12.177.113.178 tương tác
top     [dpqSscCinb]     hiển thị các tiến trình của CPU top tương tác
tr     [-cdst]     dịch hay xoá các kí tự từ stdin và viết chúng vào stdout tr -d a-c <file #delete all character a,b,c in file cho phép dùng kí tự thoát
uname     [-amnrsp]     báo cáo thông tin về hệ thống uname -r có thể hữu dụng
uniq     [cđfisnuw]     xoá các dòng trùng lặp trên 1 file đã xếp thứ tự dòng uniq dùng với sort
units     [-cofs]     đổi đơn vị đo đạc units miles meters
useradd     [-cdDefgGpu] {login_name}     userdel; usermod tạo hay cập nhật thông tin về 1 tài khoản useradd -G root - u 100 Phuong lệnh quản lý
vi     [options] files     vim bộ soạn thải văn bản-- edit vi myfile tương tác
w     [-husf] [user]     chỉ ra ai đang đăng nhập và làm gì w Billw lệnh quản lý
wall     {message}     gửi thông báo đến mọi đầu cuối wall hello system shut down in 3 minutes có thể hữu dụng
wc     [-cmlLw] files     hiển thị số byte, word và dòng của tập tin wc -w filewc -l file
wget     [options] {url}     cho phép tải về 1 tập tin từ máy phục vụ wget -phttp://www.123.com/file1 tiện lợi khi dùng trong một script
which     [options] {program}     hiển thị tên đầy đủ của một mệnh lệnh which cp
whereis     [-bmsuBMSf] {file}     tìm ra chỗ lưu giữ của dữ liệu, nguồn, và trang hướng dẫn của một lệnh whereis mkdir
whatis     {word}     tìm trong cơ sở dữ liệu của lệnh whatis thông tin về một từ (tên, thuật ngữ) whatis for dùng đẻ tìm các mô tả ngắn gọncủa một mệnh lệnh hay một từ khoá
who     [-ilqT]     nêu ra tài khoản những người đang truy nhập who -i quản lý
whoami         hiển thi tên tài khoản hiên dung và số ID whoami
xargs     [options] {commands [arg]}     thi hành một dòng lệnh từ stdin xargs -i ls -l {} hữu dụng khi dùng ngỏ ra của một mệnh lệnh biến thành tham số của mệnh lệnh khác

Tên tập tin trong Linux và kí tự phỏng định

Tên tập tin

Khái niệm

Tên tập tin là một dãy hữu hạn các kí tự (hay một string) được dùng để nhận diện một tập tin. Trong phần phụ lục này khi nhắc đến tên tập tin chúng ta quy ước rằng đó là tên riêng (không phải là tên đầy đủ)

Các Quy ước và khuyến cáo về tên tập tin trong Linux

Tên của một tập tin trong Linux có thể bao gồm các kí tự bất kì ngoại trừ kí tự / và kí tự 'null'. Kí tự / được dành làm tên của thư mục gốc (thư mục gốc là thư mục chứa tất cả các thư mục và tập tin khác). Trong khi đó , kí tự null, mà trong Linux thường được kí hiệu là $, là kí tự được dùng để kết thúc một string.

Kí tự khoảng trống (space) cho phép được dùng nhưng được khuyên là nên tránh dùng để làm thành phần tên của tập tin vì nó có thể gây ra việc không tương thích với nhiều chương trình không chuẩn của Linux.

Thông thường thì tên của các tập tin chỉ có các chữ cái viết hoa và viết thường, các số, dấu gạch dưới _ (underscore), dấu nối - (hyphen) và dấu chấm . (dot) . Đại đa số tên tập tin nhất là tên các mệnh lệnh trong Linux dược viết không có chữ viết hoa (thí dụ myfile, root, readme,...). (Khác với windows, tên tập tin trên Linux có thể bắt đầu bằng dấu chấm . thí dụ như .bashrc và để hiển thị các tập tin loại này bạn có thể dùng lệnh ls -a) Trong các kí tự đặc biệt như $ % # ! ^ & * ? < > , ; : + = ~ ` và các dấu ngoặc thưòng có giá trị riêng biệt trong các trình bao nên tránh được dùng để đặt tên. Tên tập tin không bao giờ bắt đầu bằng dấu nối -

Trong một số hệ thống UNIX cũ thì tên của tập tin chỉ giới hạn tối đa 14 byte. Nhưng trong các hệ điều hành tựa Unix thì nó có thểdài tới 255 kí tự.

Cũng như các hệ điều hành khác, trực thuộc cùng một thư mục không cho phép có hai tập tin cùng tên. tuy nhiên, điều này không cấm việc hai tập tin hoàn toàn giống nhau có cùng tên nhưng nằm trong hai thưc mục riêng, các tập tin cùng tên này có thể phân biệt được là vì chúng có tên đầy đủ khác nhau

Thư mục gốc là thư mục duy nhất có tên là / và tên này không thể thay đổi

Có nhiều cách để đổi tên một tập tin (xem thêm đổi tên tập tin) . Một tập tin có ít nhất một tên nhưng có thể có nhiều tên (xem thêm phần phụ lục B về các kiểu tập tin)

Kí tự phỏng định

Kí tự phỏng định hay còn gọi là kí tự thay thế được hiểu là một loại kí tự mà nó được dùng để đại diện cho một (hay một dãy) kí tự khác. Có hai loại kí tự phỏng định được dùng trong biểu thị tên của các tập tin đó là

? Kí tự "dấu hỏi" đại diện cho bất kì một kí tự nào

* Kí tự "dấu sao" đại diện cho bất kì dãy ký tự hợp lệ nào kể cả dãy kí tự trống.

Các kí tự phỏng định sẽ được dùng rộng rãi trong nhiều mệnh lệnh của Linux

Thí dụ: Đối với biểu thức "Ho?Khoa", thì tất cả các tập tin có tên sau đây sẽ thoả mãn biểu thức này: "HoaKhoa", "HoWkhoa" , "Ho@Khoa", "Ho_Khoa", "Ho2Khoa" ....Tuy nhiên các tập tin như là "HoKhoa" "HoaiKhoa", "Ho11Khoa" sẽ không thoả mãn biểu thức này, Khi sử dụng lệnh: rm m?fil? thì tất cả các tập tin có tên như sau sẽ bi xóa: "myXfilE", "my file", "my_fil1", "my1file", "mQfil@", "m1file", "m-fil ", "m_file"... Và các tập tin sau đây sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh này: "mfile", "myfil", "my1file", "my11file", "myfile1"

Lệnh ls my*.txt sẽ hiển thị danh sách tất cả các tập tin bắt đầu bằng "my" và kết thúc bằng ".txt" chẳng hạn như "my.txt", "my123A.txt", "my_date.txt", ...

Có thể sử dụng kết hợp cả hai kí tự phỏng định trên để tạo ra các biểu thức phức tạp. Chẳng hạn biểu thức "*Hoang?" sẽ đại diện cho tất cả các tập tin nào có chữ Hoang ở vị trí kế chót (như "zzzHoang1" "VuHoanga" , "Hoang-"...)

Một dãy kí tự có dùng các quy ước về kí tự phỏng định này có thể xem là một dạng đơn giản của biểu thức chính quy mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn trong các bài sau

Đặc tính đệ quy trong các lệnh hệ thống Linux

Đệ quy là một dạng qúa trình hay một thao tác mà tự nó có thể gọi chính nó để lập lại qúa trình hay thao tác đó. Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình khi nhắc đến tính đệ quy tức là việc cho phép một hàm được gọi lại chính nó. BASH hổ trợ tính đệ quy này để tạo các hàm đệ quy. Tuy nhiên, trong các lệnh hệ thống của Linux, khi nhắc tới tính dệ quy, thì người tà hiểu là khả năng để mệnh lệnh này tự tìm vào các thư mục con của thư mục là đang là đối tượng thực thi để tiếp tục thực thi cùng một lệnh này cho tới khi không còn thư mục con nào chưa dược thực thi nữa. Dĩ nhiên, khi thực thi với chức năng đệ quy thì các lệnh cùng thường thay đổi dạng hiển thị trả về cho thích hợp.

Trong Linux, tham số để gọi một lệnh hệ thống chạy đệ quy trên một thư mục thường là --recursive (hay là -r hoặc -R tùy theo lệnh hỗ trợ). Tuy nhiên, chức năng này cũng có thể bị giới hạn tùy theo lệnh.

Để biết một lệnh của Linux có hỗ trợ tính năng này hay không thì có thể dùng lệnh man [TÊN_LỆNH] và đọc hướng dẫn

Thí dụ: Lệnh sau đây sẽ hiển thị nội dung của mọi thư mục trong thư mục của người đang dùng

ls --recursive ~

Lệnh:

rm -rf mydir

sẽ xoá mọi loại tập tin bên trong thư mục mydir vô điều kiện và không hỏi lại kể cả thư mục này trong khi lệnh rm -rf mydir/* chỉ xóa tất cả các tập tin bên trong nhưng bản thân thư mục mydir vẩn tồn tại (và là thư mục trống)

find --recursive --brief mydir1 mydir2

cho phép so sánh sơ lược toàn bộ nội dung các tập tin nằm bên trong mydir1 tương ứng với nội dung của mydir2

Lược tả các loại tập tin trong Linux/UNIX

Trong Linux/UNIX, các thiết bị phần cứng có giao diện mệnh lệnh (command interface) và sự thông dịch mệnh lệnh (command interpretation) rất đa dạng . Để giải quyết thống nhất, Linux/UNIX xác định một phương pháp chuẩn của I/O nhằm truy cập tới mọi kiểu thiết bị được gắn nối vào máy tính cũng như là việc điều hợp mọi thành phần phần cứng. Đó là kiến trúc hệ điều hành sao cho nó xem tất cả các thiết bị hay dữ liệu đều là "một dạng tập tin". Tuỳ theo chức năng của một tập tin mà nó có thể được phân loại như sau:

Tập tin thông thường

Tập tin thông thường là một "thùng chứa mà đơn vị chứa là byte". Mọi tập tin đều có thể xem là tập tin thông thường. giống như Windows, một tập tin có thể là tập tin khả thi (executable), có thể là tập tin văn bản (text), là tập tin hình ảnh, là một chương trình phần mềm, một bộ mã nguồn C, hay là một thiết bị. Một tập tin mà không có dữ liệu nào bên trong là tập tin rỗng.

Thư mục

Thư mục là một "ngăn chứa của các tập tin". Ngăn chứa này có thể không chứa tập tin nào hay chứa nhiều loại tập tin khác nhau nhưng nó không thể chứa chính nó. Thực mục lớn nhất là thư mục "/" được gọi là thư mục gốc (root directory). Thư mục gốc là thư mục mẹ chứa bên trong nó tất cả các tập tin của một hệ thống. Một thư mục có thể được tạo thành bởi lệnh mkdir [TÊN_TẬP_TIN] và có thể xóa bởi lệnh rmdir [TÊN_TẬP_TIN] hay lệnh rm -r [TÊN_TẬP_TIN] (Trong hình minh họa thì tập tin mydir là thư mục và nếu để ý thì ở cật phân loại tập tin có hiển thị chữ d (viết tắt từ chữ directory)

Thiết bị

Đây là loại tập tin có vai trò đặc biệt. Nó cho phép các chương trình Linux/UNIX liên lạc với hệ thống phần cứng và các thiết bị ngoại vi. Có hai loại tập tin thiết bị là bộ điều vận (device driver) và tập tin thiết bị (device file)

Bộ điều vận

Như Windows, hệ điêu hành cần có các bộ điều vận (device driver) để chuyển đi các mệnh lệnh hay nhận về các trả lời từ thiết bị. Bộ điều vận trong linux thương có tên mở rộng là ".ko" (cho các phiên hạt nhân (kernel) tương đối mới 2.6.x trở lên) và ".o" (cho các phiên bản hạt nhân cũ hơn). Để một thiết bị phần cứng hoặt động được thì hạt nhân trước hết phải tải (load) các bộ diều vận tương ứng. Có thiết bị chỉ cần 1 bộ điều vận để hoạt động nhưng cũng có thiết bị đòi hỏi tải nhiều bộ điều vận khác nhau để hoạt động được. Người ta phải dùng trình dịch mà thông thường là C hay C++ để tạo nên một bộ điều vận. Các bộ điều vận quan trọng thường sẽ được chứa trong thư mục /lib/modules/. Người ta còn gọi tên của bộ điều vận là module. Các module chỉ có thể có mặt 1 thực thể trong bộ nhớ. Người ta dùng lệnh insmod hay modprobe để tải lên bộ nhớ bộ điều vận nào chưa được tải và dùng lệnh rmmod hay modprobe -r để dở tải một module. Một khi đã dở tải thì thiết bị phần cứng tương ứng với bộ điều vận sẽ không liên lạc được với hệ điều hành, dó đó, cần phải tải bộ điều vận của thiết bị đó nếu muốn nó hoạt động trở lại. Lệnh lsmod sẽ cho phép hiển thị các module đang được tải trong hạt nhân

Tập tin thiết bị

Thông thường các thiết bị xuất nhập hay chứa dữ liệu còn đòi hỏi thêm một loại tập tin nữa nhằm cho phép hệ điều hành xuất hay nhập dữ liệu cũng như là để truy cập nội dung của thiết bị nếu đó là thiết bị lưu trữ dữ liệu (data storage). Thiết bị này được có tên chung là tập tin thiết bị. Các tập tin thiết bị nếu đuợc hệ điều hành dùng để truy cập nội dung của một thiết bị lưu trữ thì còn được gọi là "điểm kết" (mount point). Người ta chia tập tin thiết bị (xuất nhập) thành hai loại và chúng đều được chứa trong thư mục "/dev":

Tập tin thiết bị kiểu kí tự (Character device Files)

Loại thiết bị này cho phép bộ điều vận của nó có bộ đệm xuất nhập (I/O buffer) riêng. Đây là thiết bị chứa dữ liệu (data storage device) hay thiết bị vận chuyển dữ liệu cho phép thay đổi (hay vận chuyển) dữ liệu từng kí tự. Thí dụ của loại thiết bị này là các máy in hay các thiết bị đầu cuối (terminal).

Tập tin thiết bị kiểu khối (Character device Files)

Các thiết bị kiểu này sẽ không có bộ đệm, chúng xử lí I/O trong một khối lớn. Thay vào đó, OS (hạt nhân) sẽ cung cấp một bộ đệm. Các ổ cứng và các băng từ đều là thiết bị kiểu khối. Mỗi tập tin thiết bị được đặc trưng bởi hai số trọng số của thiết bị (major device number) và khinh số của thiết bị ( minor

0