Đeo nhạc cho mèo (Tự học có hướng dẫn)
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Tóm tắt truyện Từ xưa đến giờ, mèo cứ ăn chuột mãi nên chuột luôn luôn sợ mèo. Làng chuột họp tìm cách chống mèo. Theo sáng kiến của ông Cống, họ nhà Chuột bàn cách đeo nhạc cho mèo để tránh mèo từ xa. Cả làng chuột phấn chấn ưng ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tóm tắt truyện
Từ xưa đến giờ, mèo cứ ăn chuột mãi nên chuột luôn luôn sợ mèo. Làng chuột họp tìm cách chống mèo.
Theo sáng kiến của ông Cống, họ nhà Chuột bàn cách đeo nhạc cho mèo để tránh mèo từ xa. Cả làng chuột phấn chấn ưng thuận. Nhưng khi cử người làm thì “cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”.
Chuột Cống, chuột Nhắt đều tìm cớ thoái thác chuyện nguy hiểm. Chỉ có chuột Chù không chối được phải nhận việc đeo nhạc. Mèo “nhe nanh giương vuốt doạ”, chuột Chù vứt nhạc chạy về báo làng. Cả làng chuột sợ, chẳng còn ai hỏi đến cái nhạc.
Chuột vẫn sợ mèo mà không chống được,
2. Qua câu chuyện Đeo nhạc cho mèo, tác giả dân gian muốn nói với người đọc bài học cuộc đời: Có sáng kiến là tốt, làm việc có kế hoạch là tốt, nhưng sáng kiến, kế hoạch phải dựa vào thực tế và có tính khả thi. Nếu không có người thực hiện thì sáng kiến, kế hoạch hay đến mấy cũng thành không tưởng, thành vô ích, hơn thế nữa còn có hại vì mất thời gian, tốn công của, có khi nguy hiểm đến tính mạng người khác.
3. Đặc sắc của truyện ngụ ngôn này là nghệ thuật nhãn hoá khá sinh động. Dựa vào đặc điểm các loại chuột trong thực tế, tác giả dân, gian đã làm cho mỗi loại chuột tương đương với một loại người trong xã hội nông thôn trước kia. Ông Cống là kẻ vai vế “rung rinh béo tốt” là loại chức dịch trong làng xã. Thằng Nhắt láu cá tinh ranh gợi loại người “dở ông dở thằng” khôn lỏi, cơ hội. Anh Chù ụt ịt không có lí lẽ để cãi, là loại đầy tớ hèn kém, luôn phải gánh chịu mọi việc phu phen tạp dịch nặng nhọc, hiểm nguy.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tóm tắt truyện (xem mục 1.1)
2. Cảnh họp làng chuột lúc đầu rất đông đủ và khí thế, không thiếu một ai, tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”, thống nhất cao “đồng thanh ưng thuận”. Rồi tiếp theo là “l.ao xao hớn hở”.
Khi làm việc cử người đi đeo nhạc thì chùng hẳn xuống, căng thẳng “hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”. Rồi sau đó là việc đùn đẩy nhau, việc viện cớ thoái thác.
Sự đối lập ấy chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vống của sáng kiến.
3*. Việc tả các loại chuột trong truyện rất sinh động: Nói về chuột, thì gọi là “làng dài răng”, có sự phấn chấn thì “dẩu mõm, quật đuôi”, khi căng thẳng lo lắng thì “không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả”.
Tả riêng từng loại chuột cũng sinh động:
– Ông Cống “rung rinh béo tốt”, vai kẻ cả cho nên “lên giọng”.
– Tay Nhắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt cãi lí.
– Anh Chù thật thà, không biết cãi lí, phải nhận nhiệm vụ nguy hiểm.
Các loại chuột tương ứng với các loại người trong làng: Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa (ông Cống), kẻ chức sắc “dở ông, dở thằng” (anh Nhắt) ngồi chiếu trên, và anh Chù, người thấp cổ bé họng là đầy tớ của làng.
4*. Trong cuộc họp của làng chuột, người có quyển xướng việc và sai khiến là những vị có vai vế như ông Cống.
Những việc khó khãn, nguy hiểm sau một hồi đùn đẩy thì những người “đầy tớ” của làng, kẻ khổng có địa vị gì như anh Chù phải đứng ra gánh vác.
Truyện ngụ ỷ phê phán những chức sắc và cảnh “việc làng” ở nông thôn ngày xưa. Ý tưởng của kẻ chức sắc vừa viển vông vừa hão huyền. Gặp việc khó mới thấy sự đạo đức giả và sự hèn nhát của những kẻ chóp bu của làng. Người nào cũng tham sống sợ chết, bo bo lo tính mạng của bản thân.
5. Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:
– Sáng kiến phải có tính thực tiễn và tính khả thi, nếu không thì dù có hay đến đâu cũng chỉ là thứ để “nói cho sướng miệng, nghe cho sướng tai”, không có ích lợi gì
– Một kế hoạch tốt phái có điều kiện để thực hiện, trong đó người thực hiện là rất quan trọng. Không tìm được người thực hiện thì kế hoạch hay cũng chỉ là nói miệng.
– Một hội đồng mà chi có một cá nhân thao túng thì sẽ dễ đi đến quyết định ảo tưởng, điên rồ.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Hãy chỉ ra những nét miêu tả nhân vật chuột Cống từ vẻ bề ngoài, cách ăn nói khi đề xuất sáng kiến, cách thoái thác công việc, sự khôn ngoan đùn đẩy cho anh Nhắt, sự nhanh miệng ghép việc cho anh Chù. Nêu lên đánh giá của mình về tính cách của chuột Cống.
Mai Thu