06/02/2018, 10:36

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Về khái niệm truyện ngụ ngôn (xem mục 1.1. Bài 10). 2. là truyện ngụ ngôn nhân hoá các bộ phận trên thân thể con người. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi con người trong cộng ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Về khái niệm truyện ngụ ngôn (xem mục 1.1.Bài 10).

2. là truyện ngụ ngôn nhân hoá các bộ phận trên thân thể con người. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi con người trong cộng đồng của mình.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì: họ nhận thấy họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”.

Lập luận của họ xuất phát từ biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe… Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.

2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ con người:

– Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

– Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, và nói như nhà thơ Tố Hữu:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Xem lại định nghĩa truyện ngụ ngôn trong bài 10, và nhắc lại tên các truyện đã học: Êch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; .

IV – THAM KHẢO

Là những ẩn dụ có tính chất truyện, phần cốt truyện tưởng tượng ra chỉ là phương tiện, phần ý niệm rút ra từ cốt truyện đó mới là mục đích. Không nhất thiết sử dụng yếu tố thần kì, nếu có cũng chỉ là nhằm giúp ta có thể diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan. Cùng với tục ngữ, ngụ ngôn Việt Nam là pho triết lí dân gian độc đáo. Xét một hiện tượng trong cuộc sống mà chưa nắm được toàn diện thì chưa thể gọi là hiểu biết sự vật đó (Thầy bói xem voi), hành động trái với quy luật phát triển của sự vật thì nhất định thất bại (ẤTớ lúa lên), cần phải có quan điểm biện chứng về sự vận động của sự vật (ớttg vua và con khỉ) v.v… Là túi khôn của nhân dân, truyện ngụ ngôn của nhiều dân tộc nước ta đã để lại những tác phẩm nổi tiếng về trí thông minh của nhũng con người bé nhỏ (Trí khôn để ở nhà…).

TRẦN GIA LINH

(Từ điển văn học, Sđd)

Mai Thu

0