06/02/2018, 10:36

Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Hướng dẫn I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ • Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý Để tìm ý, các em phải lựa chọn cho mình một trong hai bài thơ: hoặc Cảnh khuya hoặc Rằm tiìáng giêng để chuẩn ...

Hướng dẫn

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

• Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm ý, các em phải lựa chọn cho mình một trong hai bài thơ: hoặc Cảnh khuya hoặc Rằm tiìáng giêng để chuẩn bị. Việc lựa chọn bài thơ nào tuỳ thuộc vào sự rung động và hứng thú của các em đối với bài thơ ấy.

Khi lập ý, các em có thể dựa vào nội dung đọc – hiểu văn bản đã được chuẩn bị từ những tiết học trước. Với hai bài thơ này, để phát biểu được cảm nghĩ của mình, các em nên lưu ý một số điểm dưới đây:

– Đây là hai bài thơ trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh. Tuy Cảnh khuyaRằm tháng giêng đều nói đến cảnh thiên nhiên nhưng cả hai đều không nhằm mục đích tả cảnh, tả để tả mà chủ yếu tả để ngụ tình. Vì thế cảnh trong bài thơ là cảnh được thể hiện qua tình cảm, qua cái nhìn chứa đựng tâm trạng của con người. Qua hai bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tư tưởng của tác giả: tình yêu thiên nhiên gắn bó hài hoà với lòng yêu nước; tâm hồn của một người nghệ sĩ thống nhất chặt chẽ với tâm hồn của một người chiến sĩ. Chất nghệ sĩ và chiến sĩ tạo nên phong cách riêng trong thơ Hồ Chí Minh.

– Cả hai bài thờ đều được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cùng được viết tại chiến khu Việt Bắc. cả hai bài thơ đều viết về cảnh trăng đẹp và đều cùng theo một thể thơ: thể tứ tuyệt. Sự khác nhau giữa hai bài là ỏ chỗ: bài Cảnh khuya được viết bằng tiếng Việt, còn bài Rằm tháng giêng được viết bằng tiếng Hán.

Để hiểu hết cái hay của từng bài thơ và tìm được ý phục vụ cho nội dung phát biêu cảm nghĩ của mình, các em nên tập trung vào một số nội dung sau:

• Bài: Cảnh khuya

– Cách tả tiếng suối có những nét độc đáo. Tiếng suôi được đem so với tiếng hát của con người khiến – cho thiên nhiên trở nên gần gũi với cuộc sống của chúng ta hơn.

– Hình ảnh chứa đựng trong câu thơ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa là hình ảnh có sức gợi phong phú: có dáng vươn cao của cổ thụ; có sự xum xuê, rậm rạp của cành lá; có ánh sáng lấp lánh của bóng trăng; có sự thêu dệt như gấm như hoa của ánh trăng xuyên qua kẽ lá… Tất cả đều như hoà quyện, như lồng chặt vào nhau.

– Hai câu cuối thể hiện tâm trạng của tác giả. Chất nghệ sĩ rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp thiên nhiên: cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ thông nhất với chất chiến sĩ lo nghĩ công việc của non sông, của đất nước: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

• Bài Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

– Nửa đầu của bài thơ dành để tả cảnh thiên nhiên. Đó là cảnh bát ngát, mênh mông và thật nên thơ. Cảnh đêm nhưng không thấy bóng tối mà chỉ có bóng trăng tròn đầy, rực rỡ, toả ánh sáng khắp nơi nơi. Không gian cũng dường như rộng thêm, bát ngát cùng ánh trăng như không có giới hạn: mặt nước, bóng trăng, bầu trời như tiếp giáp nhau, Cảnh trở nên lung linh, huyền ảo.

Từ xuân được lặp đi lặp lại tới ba lẫn đã làm nổi bật được sức sống mãnh liệt của đất trời trong mùa xuân tươi đẹp.

– Bài thơ được viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộcta đang gặp rất nhiều khó khăn. Bác ngày đêm phải lo lắng việc dân, việc nước. Đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh sáng tác như vậy, chúng ta mới hiếu rõ hơn phong thái ung dung, bĩnh tĩnh, chủ động của Bác. Mặc dù bận rộn với bao công việc, Bác vẫn không vì thế mà quên đi việc thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng tuyệt diệu mà thiên nhiên đem tới cho con người. Chỉ một người có tâm hồn nghệ sĩ và một tính cách chiến sĩ mới có thể tạo được những vần thơ như vậy.

2. Lập dàn bài

Việc lập dàn bài như thế nào tuỳ thuộc vào việc các em lựa chọn cho mình bài thơ nào để phát biểu cảm nghĩ. Tuy vậy, ở những nét chung nhất, các em có thể nêu những điểm chính như sau:

a) Mở bài

– Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm mà mình sẽ phát biểu cảm nghĩ.

– Những cảm nhận chung nhất về tác giả, tác phẩm ấy.

b) Thân bải

– Cảm nhận về hình ảnh trong bài thơ.

– Cảm nhận về âm thanh, màu sắc trong bài thơ.

– Cảm nhận về con người trong bài thơ.

– Cảm nhận về thơ Bác, con người Bác.

c) Kết bài

– Những suy nghĩ và tình cảm của em đối với bài thơ.

– Mở rộng: suy nghĩ chung về các bài thơ của Bác.

II – THỰC HÀNH TRÊN LỚP

Các em có thể tham khảo đoạn trích dưới đây để chuẩn bị bài nói trên lớp của mình.

"… Chẳng có gì tuyệt diệu, đầy thu hút như thiên nhiên và cũng chẳng có gì thay thế được thiên nhiên. Thiên nhiên làm say đắm lòng người, kêu gọi con người mở hồn mình ra hoà nhập vào nó. Và đêm nay, khi ánh trăng khuya ngời ngợi tỏa xuống rừng cây, cũng là lúc trăng khơi dậy’nguồn cảm xúc dạt dào trong tâm hồn Bác:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh vật là bức tranh tuyệt đẹp. Nghe tiếng suối chảy róc rách, Bác như nghe thấy tiếng hát của ai đó. Tiếng hát khi trầm, khi bổng, lúc vang xa, để lại trong lòng người âm hưởng ngây ngất, lắng đọng. Quả là người nghe phải có một tâm hồn tinh tế, luôn rung cảm với cảnh vật mới có một sự liên tưởng độc đáo đến thế. Theo lẽ thường, ta hay so sánh tiếng hát với tiếng chim hót chứ đâu có ai ví tiếng suối với tiếng hát bao giờ. Và phải chăng vì vậy, tuy đã từng lắng nghe tiếng suối ở bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi, ta vẫn thích nghe và say mê với tiếng suối trong thơ Bác.

… Ta đã từng gặp ánh trăng trong thơ Bác. Có khi đó là ánh trăng được nhìn qua đôi mắt người tù. Có khi đó là ánh trăng được nhìn trên thuyền giữa dòng nước mênh mông bát ngát. Cũng có khi đó là ánh trăng trong lúc Bác thao thức đợi tin chiến thắng. Và giờ đây, đó lại là ánh trăng được nhìn giữa không gian rừng núi,… Dưới cái nhìn của Bác, cảnh vật thật sinh động, trong sáng biết bao. Ánh sáng ấm áp của sự che chở, đùm bọc, quyện chặt lấy nhau của cảnh vật, của hoa lá, trăng toả ra, lấp lánh trong một từ lồng. Chỉ một từ ấy thôi mà cỏ cây đã bước sang thế giới con người. Bức tranh đẹp quá, đẹp bởi nó được vẽ lên từ cái nền rung cảm tuôn trào như dòng suôi mát của tâm hồn Bác, đẹp bởi đường nét, màu sắc sống động, đẹp bởi những hình ảnh gần gũi…

… Bài thơ Cảnh khuya khép lại mà như mở ra những âm hưởng ngân nga, lan toả trong lòng người. Bài thơ chỉ có bốn câu, hai mươi tám chữ, vậy mà đã nói lên hết tấm lòng của một con người, cho ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về một con người vĩ đại… Không biết vì sao, khi đọc xong bài thơ, em chợt ước mong sao Bác sống đến ngày nay để Bác lại được ngắm cảnh trăng khuya trong niềm say mê, ngây ngất của thuở nào".

(Theo Minh Nhâm)

Mai Thu

0