Đề và đáp án Hóa học kì 2 lớp 9: Công thức cấu tạo của benzen có đặc điểm?
[Trắc nghiệm và tự luận] môn Hóa 9 cuối học kì 2. Đề thi cập nhật ngày 25/4/2018. 1. Phi kim, bảng tuần hoàn: Tính phi kim, khả năng hoạt động của phi kim 2. Hidrocacbon -Phản ứng cộng với dung dịch brom -Đặc điểm cấu tạo các hiđrocacbon đã học 3. Dẫn xuất của ...
[Trắc nghiệm và tự luận] môn Hóa 9 cuối học kì 2. Đề thi cập nhật ngày 25/4/2018.
1. Phi kim, bảng tuần hoàn: Tính phi kim, khả năng hoạt động của phi kim
2. Hidrocacbon
-Phản ứng cộng với dung dịch brom
-Đặc điểm cấu tạo các hiđrocacbon đã học
3. Dẫn xuất của hidrocacbon
Phân biệt tính chất hóa học dẫn xuất của hidrocacbon. Xác định chất phản ứng qua sơ đồ phản ứng.
Nhận biết các dẫn xuất của hidrocacbon
4. Thí nghiệm hóa học:
Tính chất đặc trưng của hidrocacbon và dẫn xuất
Biết được sản phẩm của phản ứng đốt cháy hidrocacbon và dẫn xuất củahidrocac bon .
-Viết PTHH theo chuỗi phản ứng.
Biết lập công thức phân tử,viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018
MÔN:HÓA HOC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm )
I: Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng :
1: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần?
A. Si < P < S < Cl
B. Si < Cl < S < P
Cl < P < Si < S
D. Si < S < P < Cl
2: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy.
3: Cho sơ đồ phản ứng: A B C2H5OH. Chất A có thể là 1 trong
A. 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ.
B. 3 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
C. 4 chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
D. 3 chất: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
4: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ:
A. Dung dịch AgNO3 trong amoniac. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch AgNO3.
5: Xét phản ứng giữa hai chất sau:
- CH3COOH + CaCO3
- CH3COOH + NaCl
- C2H5OH + Na
- C2H4 + H2O
Phản ứng nào không xảy ra được là
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
6: Đốt cháy chất hữu cơ X (là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2. Vậy X có thể là:
A. Tinh bột. B. Protein.
C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
7: Nhóm các chất: Hidrocacbon, rượu, axit hữu cơ, chất béo, gluxit, protein. Số nhóm chất khi cháy đều tạo ra CO2 là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
8: Công thức cấu tạo của benzen có đặc điểm:
A. Vòng 6 cạnh, 6 liên kết đơn.
B. Vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.
C. Vòng 6 cạnh, 2 liên kết đôi xen kẽ với 4 liên kết đơn.
D. Vòng 6 cạnh, 4 liên kết đôi xen kẽ với 2 liên kết đơn.
II: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách điền những từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Chất béo .(1).. tan trong nước nhưng .(2).. trong benzen,dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng .(3).. este trong môi trường .(4).. tạo ra .(5)..
và .(6)..
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng .(7).. nhưng không phải là phản ứng .(8)..
B/ Tự luận
1. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau:
(ghi rõ điều kiện- nếu có)
2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng không màu bị mất nhãn sau đựng riêng biệt: Rượu etylic, axit axetic, dd glucozơ,dd saccarozơ
3. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A tạo ra 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A. Biết phân tử A có một nhóm – OH.
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16 ; C = 12 ; H = 1)
ĐÁP ÁN
A/I.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | D | A | C | B | D | B |
II: 1.Không; 2.Tan ; 3.Thủy phân ; 4.Kiềm ; 5.Glixerol ;6.Muối của các axit béo; 7.Thủy phân ; 8.Xà phòng hóa.
B/
1.
2.
– Trích ở mỗi chất lỏng một ít hóa chất đựng vào 4 ống nghiệm làm mẫu thử:
– Nhận biết axit axetic bằng quỳ tím chuyển đỏ |
– Nhận biết glucozơ bằng Ag2O trong NH3 có kết tủa Ag |
– Đốt cháy với ngọn lửa xanh là rượu etylic |
– Chất còn lại không có phản ứng gì là saccarozơ |
3.