11/05/2018, 14:55

Biến đổi xã hội là gì? Khuynh hướng biến đổi xã hội và các yếu tố tác động đến biến đổi xã hội?

18.1. Khái niệm: Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu thống nhất là sự biến đổi được định nghĩa vắn tắt như một sự thay đổi so với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. ( Cần phân biệt hai khái niệm biến đổi xã hội và cách mạng xã hội). 18.2. Những sắc thái của ...

18.1. Khái niệm: Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu thống nhất là sự biến đổi được định nghĩa vắn tắt như một sự thay đổi so với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.

( Cần phân biệt hai khái niệm biến đổi xã hội và cách mạng xã hội).

18.2. Những sắc thái của sự biến đổi

– Sự biến đổi nào cũng phải có thời gian. Thời gian là điều kiện quan trọng để có thể có sự biến đổi nhưng thời gian không tự nó tạo ra sự biến đổi được.
– Sự biến đổi phải được thể hiện trong một khung cảnh cụ thể, vừa vật chất vừa văn hoá.
– Bất cứ sự biến đổi nào cũng có sắc thái nhân bản. Con người tạo nên sự biến đổi và cũng chịu sự ảnh hưởng của sự biến đổi.

18.3. Các khuynh hướng của sự biến đổi

a) Biến đổi có hoạch định: là sự biến đổi gây ra bởi sự kiểm soát xã hội của sự hoạch định hợp lý, bởi sự chú ý của những người lãnh đạo, những nhà phát minh, những nhà cải cách, những chiều hướng theo đó họ muốn cho xã hội và văn hoá biến đổi và họ cố gắng đưa tới sự biến đổi mong muốn.
b) Biến đổi không hoạch định: là sự biến đổi không biết trước. Nó là kết quả của thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, động đất…và một số biến đổi về sinh lý không định trước như các bệnh tật mới, những biến đổi về sinh sản…

18.4. Những nhân tố tác động đến biến đổi xã hội

18.4.1. Dân số

– Sự biến đổi về dân số (tăng, giảm) dẫn tới sự bùng nổ dân số và biến đổi về cơ cấu xã hội, biến đổi về văn hoá và biến đổi về thiết chế xã hội.
– Di cư: Di cư diễn ra chủ yếu dưới tác động của các yếu tố kinh tế – xã hội, nó vừa chịu tác động của các quy luật khách quan và chịu tác động của chính sách dân số.

18.4.2. Đô thị hoá

– Khái niệm: Có thể có nhiều cách phát triển dựa trên các khía cạnh về lối sống, dân số, quy hoạch đô thị… (xã hội học đô thị)
Ví dụ: Đô thị hoá là quá trình mà dân số sống ở các thành phố ngày càng tăng lên.
– Sự đô thị hoá kéo theo sự biến đối xã hội.
+ Quan hệ xã hội đô thị thay đổi tính cộng đồng yếu đi, tính cá nhân tăng lên, tính truyền thống giảm.
+ Lối sống thành thị kích thích cạnh tranh, sống độc lập làm yếu quan hệ gia đình và xã hội, những “căn bệnh” đô thị phát triển.

18.4.3. Công nghệ

Một số tác động của quá trình công nghệ tới sự biến đổi xã hội:
– Biến đổi gia đình
– Biến đổi cơ cấu xã hội
– Biến đổi văn hoá và các thiết chế xã hội

18.4.4. Các nhân tố ngoài xã hội

– Môi trường tự nhiên
– Chiến tranh xâm lược…

0