khái niệm, các loại hình quan hệ xã hội và các yếu tố tác động đến chúng?
9.1. khái niệm quan hệ xã hội – Khái niệm “quan hệ xã hội” vốn được dùng trong triết học, nó chỉ mối quan hệ giữa người và người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. – Cũng có thể hiểu quan hệ xã hội là quan hệ bền vững ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được ...
9.1. khái niệm quan hệ xã hội
– Khái niệm “quan hệ xã hội” vốn được dùng trong triết học, nó chỉ mối quan hệ giữa người và người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
– Cũng có thể hiểu quan hệ xã hội là quan hệ bền vững ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, lặp đi lặp lại…
9.2. Mối quan hệ giữa quan hệ xã hội với hành động xã hội và tương tác xã hội
Quan hệ xã hội không tách rời khỏi hành động xã hội và tương tác xã hội. Hành động xã hội tạo ra tương tác xã hội, tương tác xã hội lặp đi lặp lại tạo ra quan hệ xã hội. Hành động xã hội và tương tác xã hội tạo ra mức độ nông, sâu, bền vững, kém bền vững của các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội được xác lập sẽ chi phối hành động xã hội và tương tác xã hội. Các mối quan hệ xã hội chằng chịt tạo ra một mạng lưới tương đối ổn định, mạng lưới quan hệ xã hội tạo ra cơ cấu xã hội.
9.3. Các loại hình quan hệ xã hội
– Có nhiều kiểu phân chia quan hệ xã hội:
+ Quan hệ xã hội sơ cấp (mang ít tính xã hội hơn, chủ yếu là quan hệ tình cảm) và quan hệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội).
+ Dựa vào những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, người ta phân chia thành các loại hình: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá xã hội.
+ Dựa vào vị thế xã hội của các cá nhân, người ta chia thành quan hệ người cùng vị thế và quan hệ của những người khác vị thế (quan cấp trên và cấp dưới, trung ương với địa phương).
+ Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ, người ta có thể chia thành quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.
Xét cho cùng sự sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Do đó, trong các công trình nghiên cứu về xã hội, về xã hội học theo quan điểm Mácxít, người ta xem quan hệ kinh tế là quan trọng nhất chi phối và quyết định các mối quan hệ khác. Quan hệ sản xuất luôn luôn có vai trò quyết định tính chất các quan hệ xã hội khác như quan hệ văn hoá, quan hệ chính trị, tư tưởng, quan hệ pháp luật. Nghiên cứu các vấn đề xã hội phải nắm được sự phụ thuộc ấy của mọi quan hệ xã hội với quan hệ sản xuất mới có cơ sở để giải thích tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
9.4. Các yếu tố tác động đến quan hệ xã hội
– Yếu tố lợi ích (chi phối mạnh mẽ đến quan hệ xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường)
– Yếu tố tâm lý
– Yếu tố phong tục, tập quán thói quen
– Yếu tố vị thế xã hội