Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Lần 1)
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Lần 1) Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học có đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh được VnDoc.com sưu tầm ...
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Lần 1)
Đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Sinh để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017 - 2018 (Lần 1)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ THI LẦN THỬ 1 KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC (Thời gian làm bài: 150 phút) (Đề thi có 2 trang gồm 7 câu) |
Câu I (1,5 điểm)
- Nêu biểu hiện, nguyên nhân và ý nghĩa của mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Trong chăn nuôi, trồng trọt nên có những biện pháp nào để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
- Nêu những khác biệt về hình thái, sinh lí của cây ưa sáng (ví dụ cây bạch đàn) và cây ưa bóng (ví dụ cây lá lốt)
- Túi ni lông là sản phẩm do con người tạo ra. Túi ni lông có nhiều tiện lợi song tại sao hiện nay các nhà khoa học lại khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng túi ni lông?
Câu II (1,5 điểm)
- Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ kí sinh – vật chủ.
- Vì sao nói: quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng phức tạp thì quần xã càng ổn định? Tại sao không nên tiêu diệt hoàn toàn 1 loài nào đó trong tự nhiên ngay cả khi loài đó có hại cho con người?
- Hãy nêu các biện pháp để đưa một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao tránh khỏi bị tuyệt chủng. Giải thích.
Câu III (1,5 điểm)
Một loài thực hiện quá trình phân bào, khi phân tích hàm lượng ADN trong tế bào, người ta thu được kết quả ở các thời gian như sau:
Thời gian (giờ) | 0 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 8,5 | 9 | 9,5 | 10 | 12 |
Hàm lượng AND (c) | 2c | 2c | 2c | 3c | 4c | 4c | 4c | 4c | 2c | 2c | c | c | c |
(c là hàm lượng ADN trong tế bào đơn bội)
- Vẽ đồ thị diễn biến hàm lượng ADN trong tế bào theo thời gian phân bào. Giải thích đồ thị.
- Cho biết ý nghĩa của quá trình phân bào nói trên?
- Hãy xác định vị trí tương ứng của các tế bào dưới đây trên đồ thị vừa vẽ, biết bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 4.
Câu IV (1,5 điểm)
- Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
- Phân biệt hiện tượng trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể tương ứng trong quá trình giảm phân với hiện tượng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
- Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã khác nhau như thế nào? Hậu quả của việc vi phạm nguyên tắc bổ sung trong các quá trình nói trên?
Câu V (1,0 điểm)
Mèo bình thường có tai thẳng. Tuy nhiên, trong một quần thể có kích thước lớn người ta tìm thấy 1 con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Cho con đực này lai với 10 con cái khác nhau lấy ngẫu nhiên từ cùng quần thể. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong phép lai này đều là 1 tai cong : 1 tai thẳng.
- Hãy đưa ra 2 giả thuyết giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần thể.
- Nếu chỉ dựa vào các phép lai trên có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội hay lặn không? Giải thích.
- Cần tiến hành thí nghiệm nào để khẳng định chắc chắn tính trạng tai cong là trội hay lặn?
Câu VI (1,5 điểm)
Ở một loài thú, người ta thực hiện phép lai giữa 2 cặp bố mẹ dưới đây nhiều lần và thu được kết quả như sau:
Phép lai | Bố x mẹ | Tỉ lệ kiểu hình ở đời lai |
1 | ♀ lông vàng, đuôi ngắn x ♂ lông vàng, đuôi dài | 100% lông vàng, đuôi dài |
2 | ♀ lông nâu, đuôi dài x ♂ lông nâu, đuôi ngắn | 2 ♀ lông nâu, đuôi dài: 2 ♀ lông nâu, đuôi ngắn: 1 ♂ lông nâu, đuôi dài : 1 ♂ lông nâu, đuôi ngắn: 1 ♂ lông vàng, đuôi dài: 1 ♂ lông vàng, đuôi ngắn |
Xác định cơ chế di truyền tính trạng màu lông và chiều dài đuôi biết 1 gen qui định 1 tính trạng. Xác định kiểu gen của bố mẹ ở mỗi phép lai.
Câu VII (1,5 điểm)
Một tế bào chứa gen A và B. Các gen này được tái bản sau một số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào, chúng đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 139500 nuclêôtit tự do. Tổng số nuclêôtit thuộc 2 gen đó có trong tất cả các tế bào con được hình thành sau các lần nguyên phân là 144000. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hiđrô của gen A là 115200, gen B là 67200. Khi gen A tái bản một lần nó đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit bằng 2/3 số nuclêôtit cần cho gen B tái bản 2 lần. Biết không xảy ra đột biến.
- Xác định số lần nguyên phân của tế bào trên.
- Tính chiều dài của gen A và gen B.
- Sau các lần nguyên phân liên tiếp nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp từng loại nuclêôtit tự do là bao nhiêu cho quá trình tái bản của mỗi gen A và gen B?
----------------------------HẾT------------------------
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Sinh
Câu I (1,5 điểm)
1. Nêu biểu hiện, nguyên nhân và ý (0.5 điểm)
- Biểu hiện: TV: tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng → Tự tỉa thưa; ĐV: tranh giành thức ăn, nơi ở, giành con đực,cái, ăn thịt đồng loại...
- Nguyên nhân:
- Mật độ tăng cao, nguồn sống của môi trường không đủ để cung cấp cho mọi cá thể.
- Ý nghĩa:
- Hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn. đảm bảo cho mật độ cá thể và sự phân bố cá thể duy trì ở mức độ vừa phải, phù hợp với nguồn sống của môi trường → đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
- Sự cạnh tranh cá thể đực/cái trong mùa sinh sản dẫn đến thắng thế của những con đực/cái khỏe mạnh, tạo sự di truyền giúp nâng cao mức sống sót của quần thể.
- Trong chăn nuôi và trồng trọt cần duy trì mật độ quẩn thể phù hợp, áp dụng kĩ thuật tỉa thưa với động vật hoặc tách đàn ở động vật khi cần thiết, cung cấp đủ thức ăn và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hợp vệ sinh.
2. Nêu các khác biệt về hình thái, sinh lí của cây ưa sáng (0.5 điểm)
Đặc điểm | Cây ưa sáng (bạch đàn) | Cây ưa bóng (lá lốt) |
Hình thái |
- Thân: thân gỗ, cao to, mọc thẳng, vỏ dày - Lá: Phiến lá dày, hẹp, màu xanh nhạt, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh ánh sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá,; Mô dậu phát triển, tầng cu tin dày, lỗ khí phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá |
- Thân leo, nhỏ, bò trên mặt đát, vỏ mỏng - Lá: phiến lá rộng, mỏng, màu xanh thẫm, lá nằm ngang nhờ đó thu nhận được nhiều tia sáng tán xạ; Mô dậu kém phát triển, tầng cu tin mỏng; lỗ khí phân bố cả 2 mặt lá |
Sinh lí |
- Hiệu suất quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh (nơi quang đãng) - Thoát hơi nước: linh hoạt Thoát nước cao khi đủ nước và cường độ ánh sáng mạnh; giảm khi thiếu nước |
Hiệu suất quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng yếu (dưới bóng cây khác) Thoát hơi nước: kém linh hoạt Thoát nước cao khi cường độ chiếu sáng mạnh; cây dễ bị héo |
3. Túi ni lông (0.5 điểm)
- Túi ni lông là sản phẩm nhân tạo có thành phần là các hợp chất chưa từng tồn tại trên trái đất, do vậy tiến hóa chưa thể hình thành nên những sinh vật có thể phân giải được túi ni lông. (0,25)
- Do vậy khi túi ni lông thải vào môi trường sẽ bị tích tụ lại mà không phân hủy được (chúng chỉ bị gãy vụn thành những mảnh nhỏ do tác động cơ học hoặc nhiệt) gây ô nhiễm môi trường (0,25)
Câu II (1,5 điểm)
1. Khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ (0.5 điểm).
Quan hệ vật ăn thịt – con mồi (0.25 đ) | Quan hệ kí sinh – vật chủ (0.25 đ) |
Vật ăn thịt giết chết con mồi, sử dụng một phần hoặc toàn bộ cơ thể con mồi làm thức ăn. | Vật kí sinh sử dụng dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ và không giết chết ngay vật chủ. |
Vật ăn thịt có số lượng ít, kích thước cơ thể lớn | Vật kí sinh có số lượng nhiều, kích thước cơ thể nhỏ |
2. Tại sao quần xã có độ đa dạng loài càng cao (0.5 điểm)
- QX có độ đa dạng cao → lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn sẽ có nhiều loài trong QX có cùng bậc dinh dưỡng do đó loài này bị tiêu diệt thì loài khác thay thế làm cho chuỗi thức ăn không bị biến động và QX ổn định.
- Mặt khác QX có độ đa dạng cao, lưới thức ăn càng phức tạp, các loài càng ràng buộc nhau chặt chẽ cũng làm cho QX ổn định. Ngoài ra sự khống chế SH của loài này đối với loài khác trong chuỗi thức ăn cũng góp phần làm cho QX ổn định.
- Mỗi loài trong tự nhiên đều tham gia vào 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn, khi loài đó bị tiêu diệt hoàn toàn sẽ gây ra sự biến động số lượng với các loài khác trong quần xã, có thể gây mất cân bằng sinh thái
- Tuy loài có hại cho con người song lại có lợi cho các loài SV khác duy trì sự ổn định của quần xã, hệ sinh thái.
3. Hãy nêu các biện pháp để đưa 1 loài có nguy cơ tuyệt chủng (0.5 điểm)
- Loài có nguy cơ tuyệt chủng là loài có số lượng cá thể giảm sút nghiệm trọng, môi trường sống bị ô nhiễm mạnh hoặc nguồn sống không đảm bảo., nơi ở bị chia cắt... (0.25)
- Biện pháp đầu tiên là tìm cách bảo tồn chống suy giảm số lượng cá thể của loài, nhân nhanh số lượng cá thể của loài trong khu bảo tồn ròi trả về thiên nhiên hoang dã. Cải tạo môi trường sống, khoanh vùng bảo vệ nơi ở của loài. Việc nhân nhanh số lượng cá thể của QT giúp QT tránh giao phối cận huyết làm suy giảm đa dạng di truyền, Số lượng cá thể tăng còn làm tăng hiệu quả nhóm, chống chịu với môi trường tốt hơn. (0,25)
Câu III (1,5 điểm)
1. Vẽ đồ thị diễn biến hàm lượng ADN. (0.75 điểm)
- Đồ thị đúng 0,5 đ
- Giải thích: (0,25)
- Trong giờ thứ 4 diễn ra quá trình tự nhân đôi của các phân tử ADN làm cho hàm lượng ADN trong tế bào tăng từ 2c lên 4c.
- Từ giờ 8 diễn ra sự phân chia giảm nhiễm của giảm phân I trong 30 phút. Hàm lượng ADN trong tế bào giảm từ 4c xuống 2c.
- Từ giờ thứ 9 diễn ra sự phân chia giảm phân II. Các NST kép tách ra, mỗi tế bào con nhận 1 NST đơn trong cặp do đó hàm lượng ADN giảm từ 2c xuông c.