Các bài ôn thi đại học môn Hoá
Các bài ôn thi đại học môn Hoá Tổng hợp đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Ôn thi Đại học môn Hóa Cập nhật Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 Kì thi THPT Quốc gia ...
Các bài ôn thi đại học môn Hoá
Ôn thi Đại học môn Hóa
Cập nhật Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 sắp tới, nhằm giúp các bạn học sinh ôn thi đại học môn Hóa tốt hơn, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu "". Tài liệu này tổng hợp các bài giảng do Trung tâm luyện thi chất lượng cao Vĩnh Viễn cung cấp, được trình bày dưới dạng file PDF. Mời các bạn cùng tham khảo.
Các công thức giải nhanh trắc nghiệm Hóa học
Chuyên đề lí thuyết hóa tổng hợp
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội
Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 5
Bài 5: KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI MUỐI
Có 3 công thức viết phản ứng
* Công thức 1: Kim loại tan trong H2O
KL + H2O → Bazơ + H2 → (1)
Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới (2)
√ Muối phản ứng: Tan hoặc ít tan
√ Sản phẩm của (2) phải có:
- Chất kết tủa
- Chất bay hơi
- Chất khó điện li hơn
Ví dụ 1:
Cho Na phản ứng với dung dịch CuSO4. Viết phương trình phản ứng.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
2Na + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 + H2↑
Ví dụ 2: (ĐH Nông Nghiệp 1 - 1997)
Cho 21,84g kali kim loại vào 200g một dung dịch chứa Fe2(SO4) 3,5%, FeSO4 3,04% và Al2(SO4)3 8,55% về khối lượng. Sau phản ứng, lọc tách, thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi.
1. Viết phương trình các phản ứng hóa học đã xảy ra.
2. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa A.
3. Tính nồng độ phần trăm khối lượng các chất tạo thành trong dung dịch B.
Fe = 56, K = 39, S = 32, Al = 27, O = 16, H = 1.
Giải:
1. Các phản ứng
K + H2O = KOH + H2↑
Fe2(SO4)3 + 6KOH = 2 Fe(OH)3↓+ 3 K2SO4
FeSO4 + 2KOH = Fe(OH)2↓+ K2SO4
Al2(SO4)3 + 6 KOH = 2Al(OH)3↓+ 3K2SO4
Có thể có thêm:
Al(OH)3 + KOH = KAlO2 + 2 H2O
* Các phản ứng trên được xác định chính xác nhờ định lượng sau:
Số mol K = 21,84/39 = 0,56 mol
Số mol Fe2(SO4)3 = 5x200 / 100x400 = 0,025 mol
Số mol FeSO4 = 3,04x200 / 100x152 = 0,04 mol
Số mol Al2(SO4)3 = 100x342 / 8,55x200 = 0,05 mol
Theo đề ta có các phản ứng:
K + H2O = KOH + H2↑ (1)
0,56 0,56 0,28 mol
Fe2(SO4)3 + 6KOH = 2 Fe(OH)3↓+ 3 K2SO4 (2)
0,025 0,15 0,05 0,075 mol
FeSO4 + 2KOH = Fe(OH)2↓+ K2SO4 (3)
0,04 0,08 0,04 0,04 mol
Al2(SO4)3 + 6 KOH = 2Al(OH)3↓+ 3K2SO4 (4)
0,05 0,3 0,1 0,15 mol
(2), (3), (4) ⇒ Số Σmol KOH pư = 0,53 mol
⇒ Số mol KOH dư = 0,56 – 0,53 = 0,03 mol
Vì sau (4) còn KOH, nên có thêm phản ứng:
Al(OH)3 + KOH = KAlO2 + 2 H2O (5)
0,03 0,03 0,03 mol
Theo (4), (5) ⇒ Số mol Al(OH)3 dư = 0,1 – 0,03 = 0,07 mol (*)