14/01/2018, 13:32

Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa (chuyên) có đáp án là đề thi thử vào lớp 10 chuyên Địa có đáp án. Đây là tài liệu tham khảo có ...

Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

 là đề thi thử vào lớp 10 chuyên Địa có đáp án. Đây là tài liệu tham khảo có chất lượng, giúp các em ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý

Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa
Hà Nội - Amsterdam

Thi thử vào lớp 10 - đợt 1 ngày 5/4/2015

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I (2,5 điểm)

  1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Giải thích vì sao mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ gần biển sẽ mát hơn trong đất liền.
  2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta.

Câu II (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Phân tích tài nguyên khoáng sản và hải sản ở vùng biển nước ta.
  2. Cho biết trong mùa gió Đông Bắc ở nước ta, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Câu III (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

Diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

7.666

7.329

7.422

7.489

Cây công nghiệp hàng năm

778

862

806

798

Cây công nghiệp lâu năm

1.451

1.634

1.886

2.011

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, NXB Thống kê, 2013)

  1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010.
  2. Nhận xét về sự tăng trưởng diện tích một số cây trồng của nước ta giai đoạn trên.

Câu IV (2,0 điểm).

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ.
  2. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay?

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Địa lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

HƯỚNG DẪN CHẤM

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2015
Môn thi: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 05 tháng 04 năm 2015
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I (2,5 điểm)

1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Giải thích vì sao mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ gần biển sẽ mát hơn trong đất liền. (1,0)

  • Các nhân tố: vị trí gần hoặc xa biển, độ cao, vĩ độ (0,5)
  • Giải thích: do đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau (diễn giải) (0,5)

2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu các thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. (1,5)

  • Nêu khái niệm (0,5)
  • Thế mạnh
    • Nguồn nhiên liệu dồi dào từ than và dầu khí (phân tích) (0,5)
    • Nguồn thủy năng (phân tích) (0,25)
    • Các thế mạnh khác: sức gió, năng lượng Mặt trời… (0,25)

Câu II (3,0 điểm)

1. Phân tích tài nguyên khoáng sản và hải sản ở vùng biển nước ta. (1,5)

  • Tài nguyên khoáng sản
    • Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng (0,25)
    • Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp (0,25)
    • Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (0,25)
  • Tài nguyên hải sản
    • Trữ lượng lớn, năng suất sinh học cao (dẫn chứng) (0,25)
    • Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu (0,25)
    • Ven các đảo, nhất là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có rạn san hô và đông đảo các loài sinh vật khác. (0,25)

2. Cho biết trong mùa gió Đông Bắc, thời tiết và khí hậu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao? (1,5)

  • Đặc điểm
    • Bắc Bộ: đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm. Nhiệt độ trung bình dưới 200C, lượng mưa ít. (0,25)
    • Trung Bộ: mưa rất lớn vào các tháng cuối năm (d/c) (0,25)
    • Nam Bộ: thời tiết nóng, khô ổn định suốt mùa (0,25)
  • Giải thích
    • Miền Bắc: ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc từ vùng áp cao lục địa phương bắc (0,25)
    • Miền Trung mưa do địa hình dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc 0,25
    • Miền Nam: phía Nam dãy Bạch Mã, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà ảnh hưởng của Tín phong Đông Bắc (0,25)

Câu III (2,5 điểm)

1.Vẽ biểu đồ (1,5)

* Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

100,0

95,6

96,8

97,7

Cây công nghiệp hàng năm

100,0

110,8

103,6

102,6

Cây công nghiệp lâu năm

100,0

112,6

130,0

138,6

* Vẽ biểu đồ: (1,0)

Yêu cầu:

  • Vẽ chính xác.
  • Có chú giải và tên biểu đồ

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000 – 2010

2. Nhận xét (1,0)

  • Diện tích các loại cây đều tăng nhưng tốc độ tăng có sự tăng trưởng khác nhau: (0,25)
    • Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (dẫn chứng); (0,25)
    • Diện tích cây lúa giảm, sau đó lại tăng chậm (dẫn chứng); (0,25)
    • Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm, sau đó lại giảm (dẫn chứng). (0,25)

Câu IV (2,0 điểm).

1. Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ. (1.0)

  • Các trung tâm công nghiệp chính: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một (0,25)
  • Quy mô: rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) có TP Hồ Chí Minh. Các trung tâm còn lại có quy mô lớn 40 – 120 nghìn tỉ đồng (0,5)
  • Cơ cấu ngành đa dạng (kể tên) (0,25)

2. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay? (1,0)

  • Vị trí địa lý thuận lợi: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có Tp Hồ CHí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. (0,25)
  • Cơ sở nguyên nhiên liệu phong phú (dầu khí, cây công nghiệp) (0,25)
  • Dân cư đông, có trình độ, thu hút được lao động từ các vùng khác (0,25)
  • Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài…  (0,25)
0