Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn Đề thi thử vào lớp ...
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017 có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội lần 2 năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ |
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2016 -2017 Môn: Văn chuyên Thời gian: 150 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm 01 trang) |
Câu 1 (4,0 điểm): Suy nghĩ của em về ý nghĩa của bài thơ dưới đây:
Nơi dựa (tác giả Nguyễn Đình Thi)
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có ánh nhìn riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
Câu 2 (6,0 điểm) Bàn về tác động to lớn của văn học đối với tâm hồn con người, có ý kiến cho rằng: "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng...".
Hãy nói về thứ ánh sáng riêng mà em cảm nhận được từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn
Câu 1 (4 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng.
- Viết bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội, bố cục 3 phần sáng rõ,
- Vận dụng các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận để giải quyết vấn đề.
- Xác lập các luận điểm đúng đắn, sáng rõ, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi về diễn đạt, trình bày.
Yêu cầu về kiến thức.
1. Giải thích: (0,5đ)
Nơi dựa - một điểm tựa về tinh thần hoặc vật chất. Thông qua hai câu chuyện của người thiếu phụ và người lính, bài thơ khẳng định ý nghĩa của nơi dựa tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
2. Bàn luận (2,5đ)
Thông thường, nơi dựa của người yếu là người mạnh, của người già là người trẻ. Ở đây, Nguyễn đình Thi có cái nhìn ngược lại nhằm nhấn mạnh: nơi dựa trong cuộc sống không nhất thiết phải có ý nghĩa vật chất, tiền tài địa vị, tuổi tác... mà là tinh thần, tình cảm. Bởi có chỗ dựa tình thần, tình cảm, người ta sẽ tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và tạo ra những sức mạnh tinh thần kì diệu. Như đưa trẻ là niềm vui sống của người mẹ, bà cụ là nguồn động viên tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua thử thách. (1,0)
- Trong những nơi dựa của cuộc sống, điểm tựa chung để mỗi người phát triển là quá khứ (bà cụ) và tương lai (đưa trẻ). Quá khứ cho ta bài học kinh nghiệm, cho ta tấm gương soi để sống tốt hơn trong hiện tại; tương lai cho ta động lực để hi vọng...(0,5)
- Nơi dựa rất cần thiết để nâng đỡ cuộc sống của con người. Tuy nhiên, mỗi người cũng phải luôn biết đứng vững trên đôi chân của mình để phấn đấu và tự khẳng định giá trị cuộc sống của mình.(1,0)
3, Bài học (1,0)
- Biết trân trọng những nơi dựa của mình trong cuộc sống.
- Phấn đấu để có thể tự lập và bản thân trở thành nơi dựa cho người khác.
Câu 2: (6 điểm)
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
1. Mở bài: Giới thiệu và nêu được vấn đề (0,5)
2. Giải thích (1,0)
Bằng cách diễn đạt hình ảnh, ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến khả năng tác động to lớn của văn học đối với con người, chủ yếu là những tác động về nhận thức và tình cảm. Cụ thể là:
- Về nhận thức: văn học đem lại cho ta những hiểu biết mới về con người và cuộc sống, nhiều bài học về triết lí, nhân sinh...
- Về tình cảm: văn học giúp ta biết yêu ghét, vui buồn, biết rung động và nhạy cảm hơn...
3. Phân tích bài thơ Ánh trăng để minh họa.
Về nội dung: (3,0) Học sinh có thể phân tích bài thơ theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ được những tác động của bài thơ theo định hướng trên.
Cụ thể là:
- Thông qua câu chuyện của người lính, bài thơ đề cập đến lẽ sống ân tình, thủy chung; biết trân trọng quá khứ cũng như những điều tốt đẹp từng làm nên ý nghĩa của cuộc đời...
- Bài thơ giúp người đọc nhìn nhận lại chính mình, dũng cảm đối diện với những sai lầm, khuyết điểm...để khắc phục và vươn lên lối sống cao đẹp.
Về nghệ thuật: (1,5)
- Các nội dung trên phải được rút ra từ việc phân tích cụ thể thế giới hình tượng và ngôn từ, nghệ thuật của tác phẩm.
- Vì là bài của học sinh giỏi nên khuyến khích những bài có sáng tạo, trình bày và cảm nhận có suy nghĩ riêng.