Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 2
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 2 Đề thi thử Đại học môn Sử có đáp án Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Đây là bộ đề thi thử ...
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 2
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp. Đây là bộ đề thi thử đại học môn Sử có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do tham khảo. Hi vọng bộ đề này sẽ giúp các bạn ôn tập kiến thức, luyện đề, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2016.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 3
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 2)
SỞ GD& ĐT BÁC NINH Trường THPT Lý Thái Tổ
|
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi 15 tháng 01 năm 2016 |
Câu 1 (3,0 điểm)
Trình bày biểu hiện và những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất và nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình?
Câu 2 (2.0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam?
Câu 3 (2.0 điểm)
Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"? Phân tích những thuận lợi cơ bản để cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn thử thách đó.
Câu 4 (3.0 điểm)
Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 được mở ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1)
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 |
KIỂM TRA SÁT HẠCH LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề. |
Câu 1 (3.0 điểm): Chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì chiến tranh lạnh?
Theo anh (chị), vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ tác động như thế nào tới tình hình thế giới?
Câu 2 (3.0 điểm): Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được trình bày trong hội nghị thành lập Đảng (1/1930), hội nghị ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930), hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941)?
Câu 3 (2.0 điểm): Cho bảng dữ liệu:
1/1941 |
Nguyễn Ái Quốc về nước, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa |
5/1941 |
Chủ trì hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Pác Bó (Cao Bằng). |
19/5/1941 |
Lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh |
Cuối 1941 |
Lập đội tự vệ Cao Bằng |
22/12/1944 |
Lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân |
6/1945 |
Lập khu giải phóng Việt Bắc |
16-17/8/1945 |
Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch |
28/8/1945 |
Cải tổ ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa |
2/9/1945 |
Đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa |
a) Qua bảng dữ liệu, anh (chị) xác định công lao của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cách mạng tháng Tám?
b) Anh (chị) có suy nghĩ gì khi học nội dung sau trong Tuyên ngôn độc lập "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền biển đảo nước ta?
Câu 4 (2.0 điểm): Vì sao Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN INĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Câu I. (2,0 điểm)
Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 12 NXB Giáo dục 2013 tr.88 có viết: "Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn về giai cấp". Nêu và phân tích những nội dung thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đó.
Câu II. (2,0 điểm)
Việc giải quyết mối quan hệ Việt- Pháp bằng con đường hòa bình được Đảng và Chính phủ ta tiến hành như thế nào trong giai đoạn từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
Câu III. (3,0 điểm)
Bằng những thắng lợi quân sự quan trọng trong giai đoạn (1945 - 1954), anh (chị) hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của nhân dân ta.
Câu IV. (3,0 điểm)
Vì sao nói giai đoạn 1960 - 1973 là giai đoạn phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản? Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển "thần kì" đó?
Theo anh (chị), Việt Nam có thể học tập những bài học kinh nghiệm gì từ sự thành công của Nhật Bản?
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI 12 LẦN 2 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (3.0 điểm): Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ. Vai trò của khoa học công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay?
Câu 2 (2.0 điểm): Nhiệm vụ trung tâm của thời kì cách mạng 1939-1945 là gì? Nêu nội dung sự kiện đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?
Câu 3 (1.0 điểm): Nhận xét về hình thức phát triển, hình thái và thời cơ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 4 (2.0 điểm): Qua bảng dữ liệu dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét những nhiệm vụ mà Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giải quyết từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến trước ngày 19/12/1946. Nêu ý nghĩa của việc giải quyết những nhiệm vụ đó.
Thời gian |
Nội dung |
Ngày 3/9/1945 |
Trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ xác định giải quyết nạn đói là một trong những nhiệm vụ cấp bách. |
Ngày 8/9/1945 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để chống "giặc dốt" |
Ngày 23/9/1945 |
Quân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược |
Ngày 6/1/1946 |
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa |
Ngày 2/3/1946 |
Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến |
Ngày 6/3/1946 |
Đại diện chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ |
Ngày 25/5/1946 |
Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam |
Ngày 14/9/1946 |
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Mute- Bộ trưởng thuộc địa Pháp Tạm ước 14/9 |
Ngày 9/11/1946 |
Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa |
Ngày 11/11/1946 |
Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” |
Ngày 23/11/1946 |
Quốc hội tuyên bố cho lưu hành tiền Việt trong cả nước |
Câu 5 (2.0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi quân sự tiêu biểu mà quân dân ta đã giành được trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)?
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (3.0 điểm): Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?
Câu 2 (1.5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào cách mạng 1930-1931. Vì sao đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (2.5 điểm): Tại sao Đảng, Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 4 (2.0 điểm): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được kết thúc bằng thắng lợi trên mặt trận nào? Anh (chị) có nhận xét gì về thắng lợi đó?
Câu 5 (1.0 điểm): Những giai cấp nào tồn tại trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Sự chuyển biến giai cấp đó tác động gì tới phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta 1919-1930?