Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2 Đề thi thử vào lớp 10 môn ...
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017 có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch sử (chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) năm học 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội lần 2 năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 chuyên môn Sinh học lần 2 trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Lần thứ 2 - 2016 Môn Ngữ Văn chung (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề |
Phần I (4.0 điểm) Cho đoạn văn sau:
(1) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ...(5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Câu 2: Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật "ông lão" trong tác phẩm được xác định ở câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi).
Phần II (6.0 điểm)
Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa...
Câu 1: Chép tiếp 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Nêu tên tác giả của bài thơ trên. Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
Câu 2: Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (từ 10-12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép ở câu hỏi 1. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú. Gạch chân dưới thành phần phụ chú và phép thế.
Câu 3: Từ lời tâm sự của người cha với con trong bài thơ trên, cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy nêu thái độ và tình cảm mà mỗi người cần có với gia đình và quê hương (viết từ 5-7 dòng).
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn lần 2
Phần I:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân. (0,5đ)
Hoàn cảnh sáng tác: 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (0,5đ)
Câu 2: Độc thoại nội tâm: câu 2, 3, 4. (0,5đ)
Thể hiện tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc). (0,5đ)
Câu 3: Cần nêu các ý sau:
Ông Hai – người nông dân quê ở làng Chợ Dầu - là người có tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt. (0,5đ)
- Ông luôn kể và khoe, tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Đi sơ tán, ông nhớ không nguôi về làng mình, nhớ những ngày ở làng tích cực chuẩn bị kháng chiến: đào đường, đắp ụ... (0,5đ)
- Nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, ông choáng váng, đau đớn, tủi nhục... Ông đã trải qua những ngày căng thẳng, đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa một bên là tình yêu làng, một bên là lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến. (0,5đ)
Khi tin được cải chính, ông vô cùng vui sướng, đi khoe về làng - mặc dù nhà ông đã bị đốt nhẵn... Tình yêu làng và yêu nước trong ông đã hòa làm một. (0,5đ)
Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. (0,5đ)
Phần II:
Câu 1: Chép đúng đoạn thơ theo văn bản sách giáo khoa (0,5đ)
Tác giả của bài thơ trên: Y Phương (0,5đ)
Câu 2: Các biện pháp tu từ (Thí sinh chỉ cần nêu 2 biện pháp tu từ sau trong số các biện pháp tu từ được sự dụng trong đoạn thơ) như: (0,5đ)
- Ẩn dụ: vách nhà ken câu hát
- Nhân hóa: rừng cho hoa. Con đường cho tấm lòng
- Điệp ngữ: cho 0
Tác dụng: (0,5đ)
- Ca ngợi cuộc sống vui tươi lạc quan của người đồng mình
- Nhấn mạnh ân tình của quê hương với mỗi người, quê hương cho con người những gì đẹp đẽ nhất, ân tình nhất; cảnh vật trở nên sinh động
Câu 3: * Nội dung (2,0 điểm)
Đoạn văn cần nêu các ý sau:
Đoạn thơ là lời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của những con người trên quê hương mình. (0,5đ)
- Người đồng mình là những con người đáng yêu, tài hoa, khéo léo (0,5đ)
- Sống lạc quan, hồn nhiên, vô tư. (0,25đ)
- Gắn bó với quê hương. (0,25đ)
Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ.. (0,5đ)
* Hình thức (1.5 điểm)
- Đúng mô hình đoạn tổng phân hợp (0,5đ)
- Có phép thế và gạch chân. (0,5đ)
- Có thành phần phụ chú, gạch chân. (0,5đ)
Câu 4: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, song cần bày tỏ rõ thái độ và tình cảm của bản thân đối với gia đình và quê hương. Tình cảm phải chân thành.
VD:
- Gia đình và quê hương là nơi chúng ta được sinh ra, nơi nuôi chúng ta khôn lớn. (0,25đ)
- Thái độ: Yêu mến, gắn bó với gia đình và quê hương, sống có trách nhiệm với gia đình, có trách nhiệm và bảo vệ quê hương. (0,25đ)