14/01/2018, 15:24

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1) Đề thi thử đại học môn Ngữ văn năm 2016 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn là đề thi thử đại ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

là đề thi thử đại học môn Văn được VnDoc.com xin được cập nhật, gửi đến các bạn tham khảo trong khi kì thi THPT Quốc gia năm 2016 đang tới rất gần, giúp các bạn ôn thi được tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hậu Lộc 4, Thanh Hóa

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

oOo

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA năm 2016 (lần 1)

MÔN NGỮ VĂN 

Thời gian làm bài 180 phút 

---------------------------------------------------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

"Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn".

(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)

Câu 1. Các thao tác lập luận được sử dụng ở văn bản trên? Thao tác nào đóng vai trò chính? (0,5 điểm)

Câu 2. Thế nào là tự kiêu tự đại? (0,25 điểm)

Câu 3. Câu văn nào nêu rõ tác hại của sự tự kiêu tự đại? (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Mùa thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha

(Trích Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Câu 4. Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm)

Câu 5. Các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được thực hiện ở những câu thơ nào? Nêu tác dụng của nó (0,75 điểm)

Câu 6. Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu trong hai khổ thơ cuối (0,5 điểm). Từ đó, viết một đoạn văn (khoảng 8 dòng) trình bày cảm nhận về cái tôi trữ tình của nhà thơ trong hai khổ thơ đó. (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về hai vấn đề "khát vọng" "tham vọng".

Câu 2 (4,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích hai đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm hôm bếp lửa người thương đi về

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn

(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

-----HẾT-----

0