14/01/2018, 15:23

Câu hỏi ôn tập thường gặp môn Sinh học lớp 11

Câu hỏi ôn tập thường gặp môn Sinh học lớp 11 Tài liệu ôn tập môn Sinh học lớp 11 từng chương có đáp án Câu hỏi ôn tập thường gặp Sinh học lớp 11 được VnDoc tổng hợp các câu hỏi môn Sinh học lớp 11 có ...

Câu hỏi ôn tập thường gặp môn Sinh học lớp 11

Câu hỏi ôn tập thường gặp Sinh học lớp 11 được VnDoc tổng hợp các câu hỏi môn Sinh học lớp 11 có đáp án phân theo từng bài trong sách giáo khoa. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh lớp 11 ôn thi học kỳ 2 cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2016.

Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11

522 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 11 theo từng chương

Cảm ứng ở động vật

Bài 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?

Lời giải

  • Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi, thần kinh hạch và cuối cùng là dạng thần kinh ống.
  • Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
  • Ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường.

Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.

Bài 2: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

Lời giải

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do:

  • Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.
  • Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
  • Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.

Bài 3: Trình bày vai trò của bơm Na - K?

Lời giải

  • Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp (hình 27.3).
  • Bơm Na B - K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện.

Bài 4: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Lời giải

  • Điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
  • Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực.

Bài 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có màng miêlin khác có màng miêlin như thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có màng miêlin theo cách nhảy cóc?

Lời giải

  • Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
  • Trên sợi thần kinh có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi không có màng miêlin.
  • Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Bài 6: Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hoá học? Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xináp gồm các giai đoạn nào?

Lời giải

Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...)

Xináp gồm: màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xináp. Chuỳ xináp có các túi chứa chất trung gian hoá học.

Các giai đoạn của quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xi nap

  • Xung thần kinh lan truyền đến xináp và làm Ca++ đi vào trong chuỳ xináp.
  • Ca++ làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
  • Chất trung gian hoá học gắn vào thụ quan ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.
0