Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận Đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý là tài liệu luyện thi đại học, ôn thi ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT Tôn Đức Thắng, Ninh Thuận
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
là tài liệu luyện thi đại học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án, rất thích hợp để các bạn luyện đề, hệ thống kiến thức môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp
Kỳ thi: THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: VẬT LÝ
0001: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là
A. 10 cm/s. B. 40 cm/s. C. 5 cm/s. D. 20 cm/s.
0002: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình x1 = 3cos10πt (cm) và x2 = 4cos(10πt + 0,5π) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. 1 cm. B. 3 cm. C. 5 cm. D. 7 cm.
0003: Trong hệ tọa độ vuông góc xOy, một chất điểm chuyển động tròn đều quanh O với tần số 5 Hz. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox dao động điều hòa với tần số góc
A. 31,4 rad/s B. 15,7 rad/s C. 5 rad/s D. 10 rad
0004: Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng một con lắc đơn có chiều dài dây treo 80 cm. Khi con lắc dao động điều hòa, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20 dao động toàn phần trong thời gian 36s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng
A. 9,784 m/s2 B. 9,874 m/s2 C. 9,748 m/s2 D. 9,783 m/s2
0005: Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian
0006: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động
B. Tần số dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng vật nhỏ của con lắc
C. Chu kì dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo
D. Tần số góc của dao động không phụ thuộc và biên độ dao động
0007: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật nhỏ của con lắc ở vị trí cân bằng, lò xo có độ dài 44 cm. Lấy g = 10m/s2; π2 = 10. Chiều dài tự nhiên của lò xo là
A. 40 cm B. 36 cm C. 38 cm D. 42 cm
0008: Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM=MN=NI=10cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lòxo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12cm. Lấy π2 = 10. Vật dao động với tần số là:
A. 2,9Hz B. 2,5Hz C. 3,5Hz D. 1,7Hz.
0009: Một vật nhỏ DĐĐH theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có vận tốc trung bình là
A. 27,3cm/s. B. 28,0cm/s. C. 27,0cm/s. D. 26,7cm/s.
0010: Một con lắc lò xo có độ cứng k =100N/m, vật nặng m =100g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, với hệ số ma sát μ = 0,1. Ban đầu vật có li độ lớn nhất là 10cm. Lấy g =10m/s2. Tốc độ lớn nhất của vật khi qua vị trí cân bằng là:
A. 3,16m/s B. 2,43m/s C. 4,16m/s D. 3,13m/s
0011: Một sóng cơ truyền dọc theo truc Ox với phương trình u = 5cos(8πt – 0,04πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 3 s, ở điểm có x = 25 cm, phần tử sóng có li độ là
A. 5,0 cm. B. -5,0 cm. C. 2,5 cm. D. -2,5 cm.
0012: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A. 5. B. 7. C. 3. D. 4.
0013: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz B. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz
C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2 D. Sóng âm không truyền được trong chân không
0014: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết tần số của sóng là 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 15 B. 32 C. 8 D. 16
0015: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 4cos100πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A. Khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 6,4 cm B. 8 cm C. 5,6 cm D. 7 cm
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
1 |
D |
11 |
B |
21 |
A |
31 |
A |
41 |
C |
2 |
C |
12 |
D |
22 |
D |
32 |
C |
42 |
B |
3 |
A |
13 |
C |
23 |
C |
33 |
A |
43 |
D |
4 |
A |
14 |
D |
24 |
A |
34 |
B |
44 |
C |
5 |
B |
15 |
A |
25 |
C |
35 |
A |
45 |
C |
6 |
D |
16 |
B |
26 |
B |
36 |
B |
46 |
C |
7 |
A |
17 |
D |
27 |
C |
37 |
B |
47 |
C |
8 |
B |
18 |
B |
28 |
A |
38 |
A |
48 |
D |
9 |
D |
19 |
D |
29 |
D |
39 |
A |
49 |
A |
10 |
D |
20 |
A |
30 |
C |
40 |
C |
50 |
D |