14/01/2018, 13:51

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình Đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án kèm ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu tham khảo hay cho các bạn học sinh tham khảo, luyện đề nhằm tự tổng hợp lại kiến thức đã học.

Đề thi - Đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM 2015–LÂN 2
Môn: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..............................Số báo danh:..............................

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; khối lượng electron m = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.

Câu 1: Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chỉ tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Tính số hộ dân mà trạm phát này cung cấp đủ điện năng khi điện áp truyền đi là 4U:

A. 160                    B. 155                   C. 150                          D. 145

Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là

A. 64 cm                B. 8 cm                  C. 16 cm                      D. 32 cm

Câu 3: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau a = 20 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình là u1 = u2 = 2.cos(40.πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên mặt chất lỏng thuộc đường tròn tâm S1, bán kính là a thì điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách S2 một đoạn xa nhất là:

A. 20 cm.               B. 40 cm.                C. 28 cm.                      D. 36 cm.

Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,75μm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 và vân sáng bậc 3 ở cùng bên so với vân trung tâm là

A. 3mm                 B. 2,5mm                 C. 4,5mm                      D. 2mm

Câu 5: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu tần số 1000Hz. Tại điểm M cách nguồn một khoảng 2m có mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm N cách nguồn âm 20m có mức cường độ âm là

A. 40dB                  B. 60dB                   C. 70dB                       D. 50 dB

Câu 6: Gọi T là chu kỳ bán rã của đồng vị phóng xạ. Lúc đầu có N0 hạt nhân đồng vị này thì sau thời gian 3T thì số hạt nhân còn lại là

A. 12,5% số hạt nhân ban đầu                   B. 75% số hạt nhân ban đầu

C. 50% số hạt nhân ban đầu                      D. 25% số hạt nhân ban đầu

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ không phụ thuộc.

B. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.

C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.

Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0 = 0,1 rad tại nơi có g = 10m/s2. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s = 8√3 cm với vận tốc v = 20 cm/s. Độ lớn gia tốc của vật khi nó đi qua vị trí có li độ 8 cm là

A. 0,07 m/s2.               B. 0,5 m/s2.                 C. 0,075m/s2.                    D. 0,506 m/s2.

Câu 9: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức: u = 100√2cos(100πt - π/2)V, i = 10√2cos(100πt - π/4)A, Hai phần tử đó là

A. R và C                     B. R và L                     C. L và C                           D. Không xác định được

Câu 10: Cho mạch LC lí tưởng có L = 0,1H và tụ điện có C = 10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A, tính hiệu điện thế cực đại của tụ điện.

A. 2√5V                      B. 4V                           C. 5√2 V                            D. 5V

Câu 11: Chọn phương án sai: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.

B. Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Có một màu xác định

D. Có thể bị khúc xạ qua lăng kính.

Câu 12: Trong một giờ thực hành một học sinh muốn một quạt điện loại 180 V - 120W hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V nên đã mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị 70 thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Mạch điện trong quạt xem như mạch gồm RLC nối tiếp. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

A. Giảm đi 20Ω          B. Tăng thêm 12Ω         C. Giảm đi 12Ω        D. Tăng thêm 20Ω

Câu 13: Cho con lắc đao động điều hòa biết rằng cứ mỗi phút nó thực hiện được 360 dao động toàn phần. Tần số dao động là

A. 120Hz                   B. 6Hz                         C. 60Hz                   D. 1/6Hz

Câu 14: Chọn câu đúng. Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. Đều có sự hấp thụ nơtron chậm.                       B. Đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. Đều không phải là phản ứng hạt nhân.                D. Đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 15: Treo con lắc đơn vào trần một ôtô tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Khi ôtô đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Nếu ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc 2 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng

A. 1,82 s.                  B. 2,02 s.                      C. 1,98 s.                  D. 2,00 s.

Câu 16: Khi nói về đoạn mạch xoay chiều gồm một tụ điện và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đoạn mạch không tiêu thụ điện năng.

B. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0.

C. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch lệch pha một góc π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.

D. Tổng trở của đoạn mạch bằng tổng cảm kháng và dung kháng của nó.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

C

11

A

21

B

31

C

41

D

2

D

12

C

22

B

32

B

42

A

3

C

13

B

23

D

33

A

43

B

4

A

14

D

24

C

34

D

44

B

5

B

15

C

25

B

35

C

45

D

6

A

16

D

26

B

36

C

46

A

7

D

17

B

27

A

37

B

47

C

8

D

18

D

28

D

38

C

48

D

9

A

19

A

29

A

39

D

49

D

10

A

20

B

30

B

40

C

50

C

0