14/01/2018, 13:37

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT A Kim Bảng, Hà Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT A Kim Bảng, Hà Nam Đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án là đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án mà VnDoc.com muốn gửi tới các bạn tham khảo, ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Vật lý trường THPT A Kim Bảng, Hà Nam

là đề thi thử đại học môn Vật lý có đáp án mà VnDoc.com muốn gửi tới các bạn tham khảo, nhằm có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2015, ôn thi đại học môn Vật lý, thử sức trước các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Vật lí

Thời gian: 90 phút

Đơn vị: Trường THPT A Kim Bảng

Chủ đề: Dao động cơ

Câu 1: Dao động tắt dần có

A. Tần số giảm dần theo thời gian.        B. Chu kì giảm dần theo thời gian.

C. Cơ năng giảm dần theo thời gian.     D. Pha giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = -5cos4πt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Biên độ và pha ban đầu của dao động lần lượt là

A. A = 5 (cm) và φ = 0 (rad)                 B. A = 5 (cm) và φ = 4π (rad)

C. A = 5 (cm) và φ = 4πt (rad)              D. A = 5 (cm) và φ = π (rad)

Câu 3: Vận tốc của một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn khi đại khi nào?

A. Khi li độ có độ lớn cực đại             B. Khi li độ bằng không.

C. Khi pha cực đại                            D. Khi gia tốc có độ lớn cực đại.

Câu 4: Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn l = (800 ± 1) mm thì chu kì dao động là T = (1,78 ± 0,02) s. Lấy π = 3,14. Gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm đó là

A. (9,75 ± 0,21) m/s2     B. (10,2 ± 0,24) m/s2     C. (9,96 ± 0,21) m/s2      D. (9,96 ± 0,24) m/s2

Câu 5: Đưa con lắc đơn có chiều dài dây treo không đổi lên cao và cho dao động với biên độ nhỏ, chu kì dao động của con lắc

A. Không đổi vì chiều dài của dây treo con lắc không đổi.

B. Tăng vì gia tốc trọng trường giảm

C. Giảm vì gia tốc trọng trường tăng

D. Giảm vì không khí loãng hơn, lực cản của không khí lên con lắc giảm.

Câu 6: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + π/2), gốc thời gian được chọn là

A. Lúc vật ở vị trí biên âm              B. Lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương

C. Lúc vật ở vị trí biên dương         D. Lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.

Câu 7: Một vật có khối lượng 200g, dao động điều hòa với phương trình x = 5sin4t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Cơ năng dao động của vật này bằng

A. 2 (mJ)              B. 40 (J)            C. 10 (J)            D. 4 (mJ)

Câu 8: Một vật có khối lượng 100g thực hiện dao động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình dao động là: x1 = 2√3cos(20t + π) (cm), x2 = 4√3cos(20t - π/3) (cm). Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là

A. 0,6 N               B. 1,8 N             C. 2,4 N             D. 3,6 N

Câu 9: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài l và vật có khối lượng m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 với biên độ góc α0 sao cho lực căng của dây Fmax = 3Fmin. Khi lực căng của sợi dây F = 2Fmin thì gia tốc của vật là

A. 10 m/s2           B. 5,5 m/s2        C. 8,6 m/s2         D. 7,2 m/s2

Câu 10: Một dao động điều hòa mà ba thời điểm liên tiếp t1; t2; t3 với t3 – t1 = 2(t3 – t2) = π/10 (s) gia tốc có giá trị tương ứng là a1 = - a2 = - a3 = √2 (m/s2) thì tốc độ cực đại của dao động là

A. 20√2 cm/s      B. 40√2 cm/s     C. 20 cm/s          D. 10√2 cm/s

Câu 11: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m = 100 g. Từ vị trí cân bằng, kéo vật nặng xuống dưới để lò xo bị giãn 15 cm rồi thả nhẹ thì con lắc dao động điều hòa với cơ năng W = 12,5 mJ. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Kể từ lúc thả tay, vật qua vị trí lò xo bị giãn 7,5 cm lần đầu tiên tại thời điểm

A. π/10 (s)          B. π/25 (s)         C. π/15 (s)          D. π/30 (s)

Chủ đề: Sóng cơ và sóng âm

Câu 12: Chọn câu sai. Một âm La của đàn piano và một âm La của đàn Violon có thể cùng

A. Âm sắc          B. Độ to            C. Độ cao             D. Cường độ

Câu 13: Sự giao thoa sóng trên mặt chất lỏng được gây ra bới hai nguồn sóng A, B dao động cùng phương vuông góc với mặt chất lỏng, cùng tần số. Trung điểm I của AB không dao động khi hai nguồn A, B có

A. Cùng biên độ, cùng pha                   B. Cùng biên độ, ngược pha

C. Cùng biên độ, vuông pha                  D. Khác biên độ, ngược pha

Câu 14: Tại một bên bờ vực sâu, một người thả rơi một viên đá xuống vực, sau thời gian 2s thì người đó nghe thấy tiếng viên đá va vào đáy vực. Coi chuyển động của viên đá là rơi tự do, lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2; tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Độ sâu của đáy vực gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 19 m                     B. 340 m                     C. 680 m                      D. 20 m

Câu 15: Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm ở một số khu vực của một nhà máy phải giữ sao cho không vượt quá 85 dB. Biết cường độ âm chuẩn bằng 10-12 W/m2. Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,16.10-21 W/m2     B. 0,5.10-4 W/m2         C. 3,16.10-4 W/m2        D. 3,16.1020 W/m2

Câu 16: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn sóng dao động với cùng tần số 100 Hz và đồng pha với nhau. Khoảng cách AB là 15cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 200 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trong đoạn AB là

A. 15                         B. 14                          C. 6                             D. 7

Câu 17: Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 8 cm có hai nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình: uA = uB = Acos(2πft). C và D là hai điểm trên mặt chất lỏng sao cho ABCD là hình vuông. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = √2 - 1 (m/s). Để trên đoạn CD có đúng năm điểm, tại đó các phần tử dao động với biên độ cực đại thì tần số dao động của nguồn phải thỏa mãn

A. f ≥ 25 Hz              B. 12,5 Hz ≤ f < 25,0 Hz   C. f ≤ 12,5 Hz             D. 25,0 Hz ≤ f < 37,5 Hz

Câu 18: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn giống nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4√5 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu?

A. 9,22 cm               B. 2,14 cm                      C. 8,75 cm                  D. 8,57 cm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1. C; 2. D; 3. B; 4. D; 5. B; 6. D; 7. D; 8. C; 9. D; 10. C

11. C; 12. A; 13. B; 14. A; 15. C; 16. A; 17. D; 18. B; 19. D; 20. C

21. B; 22. C; 23. A; 24. D; 25. A; 26. D; 27. C; 28. C; 29. B; 30. A

31. B; 32. B; 33. B; 34. A; 35 A; 36. A; 37. B; 38. B; 39. C; 40. A

41. C; 42. D; 43. C; 44. A; 45. B; 46. D; 47. A; 48. B; 49. C; 50. C

0