Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ Đề thi thử đại học môn Địa lý có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý là đề thi thử đại học môn Địa có đáp ...
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức cũng như tự kiểm tra trình độ bản thân, thử sức trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2015 trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An
THPT chuyên Lý Tự Trọng |
Đề thi thử THPT Quốc gia Môn: Địa lý |
Câu I (3,0 điểm)
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
- Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
Câu II (2,0 điểm)
- Dựa vào Atlat Địa lí ViệtNamvà kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta.
- Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội.
Câu III (2,0 điểm)
- Hãy phân tích các thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tại sao nước ta hiện nay cần phải khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.
Năm |
Tổng số dân (nghìn người) |
Trong đó dân thành thị (nghìn người) |
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%) |
2006 |
84 156 |
22 824 |
1,26 |
2007 |
85 170 |
23 370 |
1,16 |
2009 |
86 025 |
25 466 |
1,08 |
2010 |
86 932 |
26 515 |
1,03 |
2013 |
89 708 |
28 874 |
0,99 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê Hà Nội 2014)
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2006 – 2013.
- Nhận xét tình hình phát triển dân số của nước ta và giải thích.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
Câu I (3,0 điểm)
1. Hãy phân tích những ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. (1,25đ)
- Ảnh hưởng đến khí hậu
- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn. (0,25đ)
- Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. (0,25đ)
- Nhờ Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. (0,25đ)
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
- Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô, … có nhiều giá trị về kinh tế biển (0,25đ)
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú. (0,25đ)
2. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hóa thiên hiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào? (1,75đ)
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi khí hậu theo độ cao (0,25đ)
- Thiên nhiên thay đổi theo độ cao biểu hiện rõ ở: thổ nhưỡng và sinh vật (0,25đ)
- Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 -700m ở miền bắc, miền Nam 900 -1000m. (0,5đ)
- Có 2 nhóm đất : Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước; đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% dt đất tự nhiên cả nước
- Sinh vật gồm hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m ở miền Bắc và từ 900-1000m lên đến 2600m ở miền Nam. (0,5đ)
- Ở độ cao 600-700m đến 1600 - 1700m, các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. Động vật: chim thú cận nhiệt phương Bắc, thú có lông dày: gấu, sóc, . . .
- Ở độ cao trên 1600-1700m hình thành đất mùn, rừng phát triển kém, sinh vật trở nên nghèo nàn.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (Hoàng Liên Sơn) (0,25đ)
- Đất chủ yếu là đất mùn thô.
- Thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Câu II (2,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta. (1,0đ)
- Sản lượng thủy sản nuôi trổng ở nước ta tăng nhanh. Năm 2000: 589,6 nghìn tấn đến năm 2007 tăng lên 2123,3 nghìn tấn tăng 3,6 lần (0,5đ)
- Phân bố không đồng đều. Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long có 2 tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng là An Giang và Đồng Tháp. Sau đó là Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải miền Trung (0,5đ)
2. Vì sao việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ lại có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội. (1,0đ)
- Tạo điều kiện tăng nhanh sản lượng thủy sản khai thác, cũng như sản lượng thủy sản nói chung của cả nước. (0,25đ)
- Khai thác được nhiều loại thủy sản có giá trị, năng suất khai thác nâng cao. (0,25đ)
- Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho như dân (0,25đ)
- Bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo, tăng cường khả năng an ninh, quốc phòng trên biển của đất nước. (0,25đ)
Câu III (2,0 điểm)
1. Hãy phân tích các thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thủy điện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (1,0đ)
- Thế mạnh:
- Trữ năng thủy điện của các con sông khá lớn, hệ thống sông Hồng 11 triệu KW chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu KW. (0,5đ)
- Hiện trạng:
- Nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng: Thác Bà trên sông Chảy công suất 110 MW; Hòa Bình trên sông Đà công suất 1920 MW; Tuyên Quang trên sông Gâm công suất 324 MW và hàng loạt các nhà máy thủy điện nhỏ đã và đang xây dựng. (0,25đ)
- Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên Sông Đà công suất 2400MW. (0,25đ)
2. Tại sao ở nước ta hiện nay cần phải khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo? (1,0đ)
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường (0,5đ)
- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. (0,25đ)
- Môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không bảo vệ môi trường có thể biến đảo thành hoang đảo. (0,25đ)
Câu IV (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2006 – 2013. (1,5đ)
- Biểu đồ thích hợp nhất cột chồng kết hợp với đường.
- Vẽ chính xác, có chú giải, chia khoảng cách năm, ghi số liệu trên đầu cột và tên biểu đồ.
- Mỗi ý không đúng hoặc thiếu, trừ 0,25 điểm. Nếu sai dạng không cho điểm.
2. Nhận xét tình hình phát triển dân số của nước ta và giải thích. (1,5đ)
- Nhận xét (0,75đ)
- Tổng số dân và số dân thành thị liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng) (0,25đ)
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng) (0,25đ)
- Dẫn chứng số liệu. (0,25đ)
- Giải thích (0,75đ)
- Do quy mô dân số trước đây đông, lại phần lớn là dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên dân số hàng năm vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. (0,25đ)
- Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. (0,25đ)
- Do quá trình đô thị quá nên số dân thành thị liên tục tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. (0,25đ)