14/01/2018, 13:41

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa bao gồm 50 câu trắc nghiệm, có đáp án kèm ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa

bao gồm 50 câu trắc nghiệm, có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp ích cho các bạn trong quá trình tự ôn thi, luyện đề môn Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử đại học năm 2014 trường THPT Lý Tự Trọng, Cần Thơ

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút không kể phát đề; 
(50 câu trắc nghiệm) 

 

Mã đề thi 241

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một mẫu cao su buna-S thì thu được nước và khí cacbonic với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 117:440. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien: stiren trong loại cao su này là

A. 2:3.               B. 3:1.               C. 1:3.               D. 2:5.

Câu 2: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về X?

A. Thuộc chu kì 4, nhóm IA.

B. Có trong khoáng vật cacnalit.

C. Là kim loại kiềm, có tính khử mạnh.

D. Có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 3: Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t0) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là

A. 60%.             B. 80%.               C. 50%.               D. 40%.

Câu 4: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Zn tác dụng với oxi thu được 18,0 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy thoát ra V lít khí SO2 (đktc). SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 53,2 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là (cho S = 32, O =16, Fe = 56, Al =27, Zn = 65)

A. 8,96.             B. 3,36.               C. 4,48.                D. 3,92.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit axetic, etyl axetat và metyl axetat. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc), sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 40,3 gam. Giá trị của V là

A. 17,36.           B. 19,60.             C. 19,04.               D. 15,12.

Câu 6: Cho buta-1,3-đien tác dụng với HBr (phản ứng theo tỉ lệ 1:1 về số mol), thì số đồng phân cấu tạo tối đa có thể thu được là

A. 2                      B. 4                C. 5.                     D. 3.

Câu 7: Thạch cao sống có công thức là

A. CaSO4.2H2O.   B. CaSO4.        C. CaCO3.             D. CaSO4.H2O.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,804 mol HNO3 loãng (dư 20% so với lượng cần cho phản ứng), kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O (tỷ lệ số mol tương ứng là 2:3). Cho dung dịch NaOH tới dư vàoY rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Giá trị của V là

A. 0,56.              B. 0,448 .            C. 1,39.               D. 1,12 .

Câu 9: X là một amino axit no (phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 0,03 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,1 mol NaOH vào Y, sau phản ứng đem cô cạn thu được 7,895 gam chất rắn. X là

A. glixin.            B. alanin.             C. valin. D. lysin.

Câu 10: Phản ứng điện phân dung dịch KCl không màng ngăn, ở nhiệt độ 700C - 750C được sử dụng đề điều chế

A. KClO3.          B. KOH.              C. KClO4.             D. KClO.

Câu 11: Để clorua vôi trong không khí ẩm một thời gian thì một phần clorua vôi bị cacbonat hóa (tạo CaCO3) thu được hỗn hợp rắn X gồm 3 chất. Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp 2 khí có tỉ khối hơi so với H2 là 32,8. Phần trăm khối lượng clorua vôi bị cacbonat hóa là (cho Ca =40, Cl =35,5, O =16, C =12, H =1)

A. 87,50%.        B. 12,50%.            C. 33,33%.            D. 25,00%.

Câu 12: Chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Phản ứng C2H5OH + CH3COOH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O là phản ứng thế trong hóa học hữu cơ.

B. Khi thủy phân xenlulozơ thì mạch polime được giữ nguyên.

C. Tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6 là tơ nhân tạo.

D. Cho axetilen hợp nước (ở 800C với xúc tác HgSO4/H2SO4) là phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic.

Câu 13: Cho các chất sau đây: Na2CO3, CO2, NaF, Ba(HCO3)2, KMnO4. Số chất tác dụng được với axit clohiđric là

A. 5.                   B. 2.                    C. 3.                     D. 4.

Câu 14: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

A. Dùng nước đá và nước đá khô.           B. Dùng fomon, nước đá.

C. Dùng phân ure, nước đá.                    D. Dùng nước đá khô, fomon.

Câu 15: Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống sứ mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng như sau:

Những ống sứ có phản ứng hóa học xảy ra là:

A. (2), (4), (5).    B. (2), (3), (4).        C. (1), (2), (3).        D. (2), (4).

Câu 16: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Etyl axetat.   B. Metyl fomat.       C. Vinyl axetat.      D. Saccarozơ.

Câu 17: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Có thể nhận biết lòng trắng trứng bằng Cu(OH)2.

B. Không thể phân biệt P.V.C và P.E bằng phương pháp hóa học.

C. Etylamin dễ tan trong nước.

D. Thủy tinh hữu cơ có chứa poli(metyl metacrylat).

Câu 18: Cho các nhận định sau:

(1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.

(2) Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

(3) Triolein và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH, đều làm mất màu nước brom.

(4) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

Số nhận định đúng là:

A. 4.                B. 3.                  C. 2.                   D. 1.

Câu 19: Có các thí nghiệm:

(1) Đun nóng nước cứng toàn phần.

(2) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.

(3) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn nhôm-kali.

(4) Cho SO3 vào dung dịch Ba(NO3)2.

(5) Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.

Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 4.               B. 5.                   C. 2.                   D. 3.

Câu 20: Sục từ từ CO2 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M, kết quả thí nghiệm biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của V là

A. 0,1.            B. 0,05.              C. 0,2.                  D. 0,8.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa

1

B

11

C

21

D

31

B

41

D

2

D

12

A

22

A

32

C

42

D

3

D

13

D

23

B

33

B

43

D

4

C

14

A

24

A

34

D

44

A

5

A

15

A

25

A

35

B

45

C

6

D

16

B

26

C

36

B

46

B

7

A

17

B

27

B

37

C

47

A

8

A

18

C

28

C

38

D

48

B

9

C

19

D

29

C

39

B

49

C

10

A

20

C

30

D

40

B

50

B

0