Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học là đề thi thử đại học môn Hóa có ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, đảm bảo sát cấu trúc và nội dung thi THPT Quốc gia môn Hóa của Bộ giáo dục, giúp các bạn học tập và ôn tập tốt môn Hóa, luyện thi đại học môn Hóa hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN |
ĐỀ THI THỬTHPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2015 MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:................................................................. Số báo danh: ...............
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
B. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
C. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
D. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
Câu 2: Dung dịch X có chứa: 0,5 mol Na+; 0,2 mol Cl-; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol Ca2+; 0,1 mol Mg2+ và HCO3-. Đun sôi dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Dung dịch Y là
A. nước có tính cứng tạm thời. B. nước có tính cứng toàn phần.
C. nước có tính cứng vĩnh cửu. D. nước mềm.
Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm C3H4, C3H6, C4H4 và CxHy thì thu được 25,3 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Công thức phân tử của CxHy là
A. C2H2. B. C3H8. C. C2H4. D. CH4.
Câu 4: Một loại phân kali chứa 59,6% KCl; 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là
A. 61,10. B. 50,70. C. 49,35. D. 60,20.
Câu 5: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho etanol tác dụng với Na kim loại.
(2) Cho etanol tác dụng với dung dịch HCl bốc khói.
(3) Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
(4) Cho etanol tác dụng với CH3COOH có H2SO4 đặc xúc tác.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó có phản ứng thế H của nhóm OH ancol?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm các chất CuO, Fe3O4, Al có số mol bằng nhau. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 33,9 gam X trong môi trường khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử Z chỉ gồm NO2, NO có tổng thể tích là 4,48 lít (ở đktc). Tỉ khối của Z so với heli là
A. 19,0. B. 10,5. C. 21,0. D. 9,5.
Câu 7: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x, y, z lần lượt là
A. 0,60; 0,40 và 1,50. B. 0,30; 0,60 và 1,40. C. 0,30; 0,30 và 1,20. D. 0,20; 0,60 và 1,25.
Câu 8: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ tác dụng được với dung dịch NaOH có cùng công thức phân tử C8H10O?
A. 8. B. 9. C. 6. D. 5.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicol thu được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhất của m là
A. 43,5. B. 53,9. C. 64,8. D. 81,9.
Câu 10: Tổng số các hạt electron, proton, nơtron trong ion M2+ là 34. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. M thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
B. M có trong khoáng vật cacnalit.
C. Để điều chế M người ta dùng phương pháp nhiệt luyện.
D. M có cấu trúc mạng tinh thể lục phương.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S.
(3) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước.
(4) Cho Na2CO3 và dung dịch AlCl3.
(5) Cho HCl và dung dịch Fe(NO3)2.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 12: X là dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Y là dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 lít dung dịch Z có pH =13. Khi cô cạn toàn bộ dung dịch Z thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 90,11 gam. B. 68,16 gam. C. 100,37 gam. D. 75,31 gam.
Câu 13: Công thức chung của axit no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2. B. CnH2n+2O4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
C. CnH2n-2O4 với n nguyên dương, n ≥ 3. D. CnH2nO4 với n nguyên dương, n ≥ 2.
Câu 14: Hỗn hợp R gồm hai ancol no, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau, MX - MY = 16). Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp R thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Phần trăm khối lượng của X trong R là
A. 42,59%. B. 57,40%. C. 29,63%. D. 34,78%.
Câu 15: Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 100,5. B. 112,5. C. 90,6. D. 96,4.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
1 |
C |
11 |
B |
21 |
C |
31 |
C |
41 |
A |
2 |
D |
12 |
A |
22 |
A |
32 |
B |
42 |
C |
3 |
A |
13 |
A |
23 |
A |
33 |
B |
43 |
A |
4 |
A |
14 |
B |
24 |
B |
34 |
B |
44 |
D |
5 |
C |
15 |
A |
25 |
D |
35 |
C |
45 |
B |
6 |
D |
16 |
A |
26 |
B |
36 |
D |
46 |
A |
7 |
B |
17 |
B |
27 |
D |
37 |
B |
47 |
C |
8 |
B |
18 |
A |
28 |
D |
38 |
D |
48 |
B |
9 |
B |
19 |
D |
29 |
D |
39 |
C |
49 |
D |
10 |
C |
20 |
C |
30 |
C |
40 |
C |
50 |
D |