Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam Đề thi thử Đại học môn Sinh có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 Cụm chuyên môn 11, Quảng Nam
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Sinh hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM CỤM CHUYÊN MÔN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 06 trang) |
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề 132 |
Câu 1: Ở một loại thực vật, alen A qui định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả dài, B qui định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen b qui định quả chua, D qui định quả chín sớm là trội hoàn toàn so với alen d quả chín muộn. Thế hệ xuất phát cho cây quả tròn, ngọt, chín sớm tự thụ được F1 gồm 774 cây quả tròn, ngọt, chín sớm: 259 cây quả tròn, chua, chín muộn: 258 cây quả dài, ngọt, chín sớm: 86 cây quả dài, chua, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, kiểu gen nào sau đây phù hợp với cây ở P?
Câu 2: Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác xảy ra tại vùng exon của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. mã di truyền là mã bộ ba.
C. mã di truyền có tính thoái hóa.
D. mã di truyền có tính phổ biến.
Câu 3: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng di truyền hoán vị gen?
A. Tạo điều kiện các gen từ hai NST đồng dạng tổ hợp lại với nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. Duy trì, củng cố các tính trạng quí hiếm di truyền với nhau.
C. Làm tăng số loại giao tử, tăng biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho tiến hoá và chọn giống.
D. Làm cho sinh vật ngày càng phong phú, đa dạng.
Câu 4: Theo Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là quá trình
A. cải biến thành phần kiểu gen của vật nuôi cây trồng theo hướng thích nghi với điều kiện sống.
B. đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi xảy ra khi điều kiện sống không đổi.
C. đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi với mục tiêu sản xuất của con người.
Câu 5: Cho các thông tin sau:
(1) Bản đồ di truyền giúp rút ngắn thời gian chọn cặp đôi giao, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.
(2) Biến dị tổ hợp trong một quần thể ngẫu phối là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
(3) Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
(4) Sự di truyền của ti thể và lục lạp chủ yếu thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ.
(5) Sự di truyền bền vững của của từng nhóm tính trạng giúp cho các nhà chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Bao nhiêu ý liên quan đến qui luật di truyền liên kết hoàn toàn?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 6: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn nào?
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ. B. Hình thành các tế bào sơ khai.
C. Hình thành Coaxecva. D. Sinh vật chuyển đời sống từ nước lên cạn.
Câu 8: Do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit đồng dạng trong kỳ trước lần phân bào 1 giảm phân, tạo nên các đột biến cấu trúc thuộc dạng
A. mất đoạn và chuyển đoạn. B. mất đoạn và đảo đoạn
C. mất đoạn và lặp đoạn. D. đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 9: Cho giao phấn các cây bí thuần chủng quả tròn, xanh với quả tròn, vàng được F1 100% quả dẹt, vàng. F1 tự thụ phấn được F2: 56,25% quả dẹt, vàng: 18,75% quả tròn, vàng: 18,75% quả tròn, xanh : 6,25% quả dài, xanh. Nếu cho F1 lai phân tich, kết quả F2 phân tính như thế nào?
A. 1 tròn, vàng: 1 tròn, vàng: 1 dẹt, xanh: 1 dài, xanh.
B. 1 dẹt, vàng: 1 tròn, vàng: 1 tròn, xanh: 1 dài, xanh.
C. 1 dài, vàng: 1 tròn, vàng: 1 tròn, xanh: 1 dẹt, xanh.
D. 3 dẹt, vàng: 1 dẹt, xanh: 6 tròn, vàng: 2 tròn, xanh: 3 dài, vàng: 1 dài, xanh.
Câu 10: Điều nào sau đây không phải là ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo giống thực vật bằng nuôi cấy hạt phấn?
A. Giống mới có năng suất cao hơn giống ban đầu.
B. Là cơ sở để tạo ra các dòng thuần chủng về mọi cặp gen.
C. Tính trạng chọn được rất ổn định.
D. Hiệu quả cao khi cần chọn các tính trạng về khả năng chống chịu.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1. C 2. C 3. B 4. D 5. A 6. A 7. B 8. C 9. B 10. A |
11. C 12. A 13. A 14. D 15. B 16. D 17. C 18. B 19. A 20. A |
21. B 22. C 23. D 24. C 25. D 26.B 27. C 28. A 29. A 30. D |
31. D 32. C 33. B 34. D 35. D 36. B 37. B 38. A 39. B 40. C |
41. D 42. A 43. D 44. C 45. A 46. C 47. D 48. A 49. B 50. A |