14/01/2018, 16:03

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2) Đề thi thử Đại học môn Văn có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Văn gồm 8 câu đọc hiểu và 2 câu làm văn ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Văn

gồm 8 câu đọc hiểu và 2 câu làm văn cùng hướng dẫn làm bài đi kèm, giúp các bạn học sinh luyện thi và từ đó có được kết quả tốt nhất trong kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới.

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ Văn

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - LẦN 2, NĂM 2016

MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Học trò con trai ma quỷ
học trò con gái thần tiên
thầy xếp thần tiên ngồi kèm ma quỷ

Bén hơi ma quỷ ghẹo thần tiên
lập lòe đom đóm vĩnh cửu
ô mai đổi kẹo bạc hà

Lấm láp trang đời mỗi dày mỗi kịch
tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ
thời gian không mất trắng bao giờ

Câu chuyện học trò không đầu không cuối
tình ý học trò quả me chua loét
lưu bút mùa hoa phượng cháy không nguôi

Lá thư học trò vu vơ dấm dúi
nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau
đẹp như là không đâu vào đâu.

(Kính gửi tuổi học trò - Nguyễn Duy, 36 bài thơ,
Nxb Lao động, 2007, tr. 71-72)

1. Thể thơ gì được Nguyễn Duy sử dụng ở bài thơ trên? (0,25 điểm)

2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hai câu thơ: Học trò con trai ma quỷ/học trò con gái thần tiên? Một trong hai câu thơ trên gợi anh (chị) nhớ đến câu thành ngữ/tục ngữ nào của người Việt? (0,5 điểm)

3. Nêu các từ láy có mặt trong bài thơ. (0,25 điểm)

4. Từ gợi ý của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề: Tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ. (0,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

"Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.

Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.

Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ".

(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)

5. Chủ đề của đoạn văn là gì? Hãy đặt cho đoạn văn một tiêu đề mà anh (chị) cảm thấy thích hợp. (0,25 điểm)

6. Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép anh (chị) nhận ra giọng điệu ấy. (0,5 điểm)

7. Trong đoạn văn, từ "diễn" được tác giả dùng đến ba lần. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này? (0,25 điểm)

8. Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống. (0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Nghề nghiệp yêu thích và con đường đến với nó.

Anh (chị) hãy viết một bài văn khoảng 600 từ bàn về chủ đề này.

Câu 2 (4,0 điểm)

Từ sau sự kiện "nhặt vợ" của Tràng (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), người đọc như được tiếp xúc với một anh cu Tràng và một người vợ nhặt hoàn toàn khác trước. Cảm nhận của anh (chị) về sự thay đổi ấy của hai nhân vật, từ đó, đánh giá về tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Phần 1:

1. Ở bài thơ trên đây, tác giả sử dụng thể thơ tự do. Dấu hiệu để nhận biết: các câu thơ có số tiếng không đều nhau.

2. Câu thơ Học trò con trai ma quỷ nói về sự nghịch ngợm của các cậu học trò; câu học trò con gái thần tiên khẳng định nét đẹp đẽ, duyên dáng của nữ học sinh. Nguyễn Duy đã dựa vào thành ngữ/ tục ngữ Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò để viết câu thơ Học trò con trai ma quỷ.

3. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng các từ láy: lập lòe, đom đóm, lấm láp, vu vơ, dấm dúi, chấp chới.

4. Đoạn văn phải viết gọn, không quá số câu quy định, các câu phải đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề đã cho. Ý trọng tâm của đoạn: Những nét đẹp nên thơ, đáng nhớ của tuổi học trò.

5. Chủ đề: Sự cần thiết của việc học cách hài hước.
Tiêu đề của đoạn văn có thể là: Học cách hài hước hoặc: Hài hước – điều cần học v.v.

6. Tác dụng của cái hài, theo tác giả: hài giúp cho việc tuyên truyền, vận động diễn ra dễ dàng, tự nhiên; hài giúp giữ được thế chủ động trong giao tiếp; hài góp phần gỡ bí trong những tình huống khó xử; hài tạo không khí thoải mái trong cuộc sống; hài có lợi cho sức khỏe...

Giọng điệu của tác giả: hài hước. Các dấu hiệu nhận biết: dùng từ lấp lửng đa nghĩa (từ diễu); dùng lối diễn đạt kiểu "lật tẩy" (tấn công đối thủ, đá bóng về sân đối phương, gỡ bí...); dùng tiểu từ tình thái (đấy) rất đúng chỗ v.v.

7. Giá trị biểu đạt của từ "diễn": biến hóa nghĩa theo từng lần được sử dụng, ban đầu chỉ hành vi của cái hài sự thực, sau đó chỉ hành vi "diễn trò", hành vi "làm hề" của một đối tượng nào đó.

8. Phần viết phải nêu được ý nghĩa của cái hài:

  • Cái hài rất cần thiết, bởi nó có tác dụng giải tỏa những những điều nặng nề trong cuộc sống.
  • Cái hài như một thứ vũ khí, tấn công những thói hư tật xấu, những điều đáng phê phán.
  • Cái hài biểu thị niềm lạc quan rất cần thiết của con người trong nhiều tình huống.

Vì thế, chúng ta đều cần học cách cười: cười đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng...

Phần 2:

1 Viết bài văn nghị luận trình bàn về chủ đề: Nghề nghiệp yêu thích và con đường đến với nó.

a) Thế nào là nghề nghiệp yêu thích?

  • Nghề yêu thích ở đây được hiểu là nghề mà bản thân muốn có; nghề phù hợp với sở trường, có thể đem lại sự thỏa mãn về tinh thần cho ta dù ta phải chấp nhận một sự trả giá nào đó.
  • Giữa nghề yêu thích và nghề "hot", nghề thời thượng, nghề bắt buộc phải làm có sự phân biệt (mặc dù trong một trường hợp cụ thể nào đó, chúng có thể thống nhất với nhau).

b) Những khó khăn đối với việc theo đuổi nghề nghiệp yêu thích.

  • Có thể không tìm được tiếng nói chung với những người thân trên vấn đề này.
  • Không có đủ điều kiện để theo đuổi nghề yêu thích (do những yếu tố về không gian, thời gian, tiềm lực kinh tế... tác động).
  • Sự thiếu kiên định của bản thân.

c) Những việc cần phải làm để thực hiện tốt đẹp giấc mơ nghề nghiệp

  • Phải phân tích sâu sắc sự yêu thích của mình đối với một nghề cụ thể: đây có phải là lòng yêu thích thật sự, kết quả của thiên hướng tự nhiên hay chẳng qua chỉ là sản phẩm của thói a dua theo số đông, theo "trào lưu"?
  • Cần tìm hiểu những đòi hỏi của nghề đối với phẩm chất và năng lực của người làm nghề, từ đó, xây dựng kế hoạch cá nhân nhằm phấn đấu để đạt nguyện vọng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc hành nghề.
  • Cần ý thức rằng, mục đích cuối cùng chưa phải là được làm đúng nghề mình yêu thích mà là hoàn thiện bản thân, qua đó, phục vụ tốt nhất cho sự tiến bộ của cả cộng đồng, xã hội.

d) Rút ra bài học cho bản thân.

Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.

2. Trình bày cảm nhận về sự thay đổi của nhân vật Tràng và nhân vật vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân)
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, sự kiện nhặt vợ của Tràng và sự tác động của nó khiến Tràng và người vợ nhặt có những thay đổi.

a) Sự thay đổi của Tràng:

  • Trước khi nhặt vợ, ta chỉ biết Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua. Càng đáng buồn hơn khi ta thấy Tràng có vẻ không được như người bình thường: có lớn mà chẳng có khôn theo quan niệm của dân gian. Một nhân vật như thế không khỏi gây cho người đọc sự thất vọng.
  • Nhưng từ khi nhặt người đàn bà đói rách về làm vợ, Tràng như đổi khác: cười rất nhiều, có những cảm giác mới mẻ, trỗi dậy tình nghĩa khi đi bên vợ, nhận thấy những nét u buồn và sự thay đổi ở vợ mình, muốn sống cho nên người để lo cho gia đình, hình dung lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đi trên đê như một biểu tượng của sự đổi đời...

b) Sự thay đổi của người vợ nhặt:

  • Trước khi theo Tràng, tình cảnh người đàn bà này rất thê thảm: đói khát ê chề, không có việc gì làm cũng như không biết bám vào đâu để sống; ăn nói thì chao chát, chỏng lỏn, thái độ thì sừng sộ, chẳng kể gì đến thể diện, phẩm giá; gạ ăn một cách trơ trẽn, được mời ăn thì ăn uống rất tham, rất thô. Trước lời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ.
  • Từ khi cất bước theo Tràng, chị ta như trở thành một con người khác. Đi với Tràng mà bước chân có vẻ rón rén, ngượng nghịu, e thẹn, ít lời, ngại ngùng trước ánh mắt tò mò của những người xa lạ. Khi đã ở nhà Tràng, chị càng bối rối, bần thần nghĩ ngợi. Dẫu vẫn còn cảm giác xa lạ, nhưng chị có những lời nói, cử chỉ biểu hiện thiên chức làm vợ; cùng mẹ chồng quét tước, dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, vun đắp cho tổ ấm của mình.

c) Đánh giá tư tưởng nhân đạo của tác giả

Qua nhân vật Tràng, nhân vật vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện niềm tin sâu sắc, mạnh mẽ đối với con người. Trong ý thức của ông, những người nghèo khổ có thể bị biến dạng về nhân hình, nhân tính vì đói khát, nhưng không gì tước đoạt được của họ cái chất người quý giá. Nhà văn cũng bộc lộ cái nhìn yêu thương, nhân hậu qua những dòng văn miêu tả vẻ đẹp của tình người và khát vọng hạnh phúc bền bỉ của những kẻ đang đối mặt với tử thần.

0