Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang Đề thi thử đại học môn Văn năm 2016 có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 là đề thi thử đại ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016
là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án mà VnDoc.com xin được cập nhật, gửi đến các bạn tham khảo trong khi kì thi THPT Quốc gia năm 2016 đang tới rất gần, giúp các bạn ôn thi được tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn tiếng Anh lần 1 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang năm 2016
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
|
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 1 đến câu 4:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
...(2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt "thời trẻ khỏe" để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải "nuôi" một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10 -20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là "của để dành" khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 10 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu. (1,5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Cái mạnh của con ngườì Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ... nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chạy theo học vẹt nặng nề.
(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt nghị luận/nghị luận.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo các cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/thao tác so sánh/lập luận so sánh/so sánh.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Tác dụng: Giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Nam không bị già trước khi giàu.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng ý trên hoặc có cách diễn đạt khác nhưng phải thuyết phục người đọc, người nghe.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Nội dung chính:
Bài viết đã đề cập đến nguy cơ tụt hậu, không đạt được mục tiêu phát triển của đất nước ta nếu không biết chớp thời cơ, bứt phá để vượt lên trong thời điểm dân số vàng. Do vậy, chúng ta cần hành động vì tương lai ngay từ lúc này, cụ thể:
- Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên.
- Với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc.
Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên.
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: Viết được đoạn văn nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trong câu kết của bài. Cần thấy được thái độ lo lắng cũng như niềm hi vọng của người viết trước tình hình thực tế của đất nước. Từ đó, nêu suy nghĩ chân thành, nghiêm túc về trách nhiệm của mỗi người trước tương lai của dân tộc.
Đoạn văn viết phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5: hiểu yêu cầu đề, thấy được thái độ, quan niệm của người viết và bày tỏ suy nghĩ hợp lí, thuyết phục. (căn cứ vào mức độ bài viết của học sinh GV chấm và cho điểm cho phù hợp).
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
- Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục.
- Không có câu trả lời.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Cái mạnh của con ngườì Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ... nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chạy theo học vẹt nặng nề.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS nắm vững phương pháp và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.
- Làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài qua các bước giải thích, phân tích, lí giải, bình luận, liên hệ bản thân.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt...
II. Yêu cầu về kiến thức.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Mở bài:
- Có lời dẫn dắt hợp lý.
- Nêu được vấn đề cần NL: Hành trang để bước vào thế kỉ mới. 0,25
2. Thân bài.
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Vế 1: Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén về cái mới.Tác giả khẳng định người Việt Nam có những điểm mạnh đáng tự hào, đó là sự thông minh trong việc giải quyết vấn đề và sự nhạy bén, nhanh chóng tiếp thu những tri thức mới, thông minh, nhanh nhạy từ lâu đã là bản chất thiên phú của con người Việt Nam.
- Vế 2: Bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chạy theo học vẹt nặng nề, đó là tình trạng học lệch , học chay, học vẹt diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.
=> Ý nghĩa của câu nói là nêu những điểm mạnh và yếu của đất nước, con người Việt Nam trong xã hội. Ngày nay để nêu lên bài học cần phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu, hướng tới một đất nước giàu mạnh, phát triển.
b. Phân tích, lí giải:
- Những điểm mạnh, điểm yếu của đất nước ta. Thái độ của tác giả đối với những quan niệm ấy?
- Điểm mạnh cuả con người Việt Nam:
- Sự thông minh, nhạy bén (lấy dẫn chứng trong học tập, trong các lĩnh vực khác).
- Những thế mạnh của con người Việt Nam là ngợi ca và khích lệ đối với việc phát huy những thế mạnh đó (Dẫn chứng).
- Điểm yếu của đất nước ta:
- Giáo dục có sự thiếu sót: hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học (Dẫn chứng).
- Tác giả của bài viết cũng bày tỏ mong muốn người dân Việt Nam sẽ khắc phục mọi khó khăn, hạn chế tối đa những điểm yếu của mình để đưa đất nước phát triển (Dẫn chứng).
- Vấn đề đặt ra đối với đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu: Giáo dục Việt Nam cần phải học tập các Quốc gia trên thế giới về việc điều chỉnh hệ thống giáo dục (Dẫn chứng).
c. Bình luận, liên hệ bản thân:
- Nhận định của Vũ Khoan đến nay vẫn là một bài học, một vấn đề tâm sự nhức nhối, chưa có những chuyển biến rõ rệt, con người Việt Nam vẫn phải từng bước khắc phục để đưa đất nước phát triển.
- HS - những chủ nhân tương lai của đất nước phải làm gì để đất nước ngày một phát triển?
3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, suy nghĩ của cá nhân.
Câu 2 (4,0 điểm) Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài phát triển được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm qua việc phân tích để làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định "Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật "Lấy gậy ông đập lưng ông".
- Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
- Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để "khoá miệng" bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
- Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
- Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
- Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: "Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Ý kiến "Suy rộng ra" ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.
- Đánh giá khái quát vấn đề, cách lập luận của tác giả trong đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập.
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.