Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2) Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016, luyện thi Đại học khối A, khối B, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức. Mời các bạn tham khảo.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 5
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 1)
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT TỨ KỲ MÃ ĐỀ THI H101
Đề gồm có 04 trang 50 câu trắc nghiệm |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút. (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 10/4/2016 |
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag=108;
Sn = 119; Ba = 137, F=19, Sn = 119, Zn = 65, Ni = 59
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1. Công thức chung của este no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO2 B. CnH2n+2O2 C. CnH2n -2O2 D. CnH2nO
Câu 2. Cấu hình electron của ion Cl- là:
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p4
Câu 3. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 4. Hợp chất có 22 nguyên tử hiđro trong phân tử là:
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. tinh bột. D. fructozơ.
Câu 5. Lưu huỳnh trong chất nào trong số các hợp chất sau: H2S, SO2, SO3, H2SO4 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. H2S. B. H2SO4. C. SO3. D. SO2.
Câu 6. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 7. Chất nào sau đây có phản ứng màu biure tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng?
A. Gly–Ala. B. Alanin. C. Anbumin. D. Etylamoni clorua
Câu 8. Dự án luyện nhôm Đắk Nông là dự án luyện nhôm đầu tiên của Việt Nam và do một doanh nghiệp tư nhân trong nước trực tiếp đầu tư nên có vai trò rất quan trọng không chỉ với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông, mà còn với cả nước nói chung. Hãy cho biết nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là nguyên liệu nào sau đây:
A. quặng manhetit. B. quặng pirit. C. quặng đôlômit. D. quặng boxit.
Câu 9. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. Vinyl axetat. D. Saccarozơ.
Câu 10. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 1 : 3 B. 1 : 9 C. 1 : 10 D. 1 : 2
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong môi trường kiềm, brom oxi hóa CrO2- thành CrO42-
B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH
C. CrO3 là 1 oxit axit
D. Crom phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng thu được Cr3+
Câu 12. Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. X gồm
A. CH3COOH và C2H5COOH. B. CH2=CH-COOH và CH2=C(CH3)-COOH.
C. HCOOH và CH3COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH.
Câu 13. Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối?
A. Đimetyl oxalat. B. Benzyl axetat.
C. Phenyl axetat. D. Tristearoyl glixerol.
Câu 14. Khuấy đều một lượng bột Fe, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X, khí NO và còn lại một ít kim loại. Vậy dung dịch X chứa chất tan:
A. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3, HNO3
C. Fe(NO3)2 duy nhất D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, HNO3
Câu 15. Axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là
A. CH3COOH B. HCOOH C. C6H5COOH D. (COOH)2
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
Đáp án mã đề thi H101
1. A |
11. D |
21. B |
31. C |
41. B |
2. B |
12. C |
22. D |
32. C |
42. B |
3. B |
13. C |
23. A |
33. A |
43. A |
4. A |
14. C |
24. A |
34. C |
44. A |
5. D |
15. C |
25. C |
35. B |
45. C |
6. D |
16. A |
26. B |
36. A |
46. D |
7. C |
17. B |
27. C |
37. C |
47. A |
8. D |
18. D |
28. A |
38. D |
48. C |
9. B |
19. A |
29. D |
39. D |
49. B |
10. B |
20. B |
30. A |
40. D |
50. B |