14/01/2018, 16:54

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 3) Đề thi thử đại học năm 2016 môn Hóa có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 gồm 50 câu hỏi trắc ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án đi kèm, đây là đề luyện tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hoá học trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 tỉnh Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Lần 3)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT THANH OAI A

 

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 - 2016

MÔN HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

 

Mã đề thi 132

Cho biết: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137. Li = 7; Rb = 85,5; Cr = 52; F = 9; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu ngay cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

Câu 1: Brađikinin là nonapeptit có hoạt tính làm giảm huyết áp. Cấu trúc bậc một của brađikinin là: Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn brađikinin có thể tạo ra bao nhiêu loại tripeptit có chứa phenylalanine?

A. 3.                           B. 4.                      C. 5.                    D. 2.

Câu 2: Một dung dịch chứa đồng thời các bazơ tan Ba(OH)2 0,01M; KOH 0,03M và NaOH 0,05M. Cần phải trộn dung dịch này với nước nguyên chất theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để thu được dung dịch có pH = 11?

A. 1 : 100.                  B. 1 : 99.                C. 1 : 10.              D. 1 : 9.

Câu 3: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ của Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là:

A. 0,018.                     B. 0,016.                C. 0,014.               D. 0,012.

Câu 4: Hòa tan 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước được dung dịch X. thêm từ từ dung dịch chứa 0,18 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được bằng:

A. 41,94 gam.              B. 62,2 gam.            C. 45,06 gam.            D. 54,4 gam.

Câu 5: Virus Zika là một loại virus gây bệnh do muỗi lây truyền. Nó gây ra bệnh đầu nhỏ với biểu hiện là đầu nhỏ hơn bình thường và não bị tổn thương. Người ta không dùng aspirin để điều trị bệnh nhân nhiễm virus Zika do có khả năng gây ra hội chứng xuất huyết. Phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong aspirin lần lượt là 60,00%; 4,44% và 35,56%. Biết công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của aspirin là:

A. C8H9O3.                B. C9H8O3.                C. C8H9O4.                D. C9H8O4.

Câu 6: Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào H2O dư, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì có 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (tỉ khối hơi so với Heli bằng 6,5) đi ra khỏi bình. Khối lượng bình brom tăng lên là:

A. 3,45 gam.             B. 2,09 gam.               C. 3,91 gam.               D. 2,545 gam.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 17,73 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 1,17.                     B. 1,62.                       C. 1,8.                       D. 1,35.

Câu 8: Cho các chất: Na3PO4; NaH2PO3; Na2HPO4; NaH2PO4; NaHS; Na2S; NaCl; NaHSO4; Na2HPO3; Na2SO4; NaHCO3; Na2CO3. Số chất phản ứng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:

A. 6 chất.                  B. 7 chất.                     C. 5 chất.                   D. 4 chất.

Câu 9: Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 700”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây?

A. 100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất.

B. 100 ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất.

C. Cồn này sôi ở 700.

D. Trong chai cồn có 70 ml cồn nguyên chất.

Câu 10: Làm bay hơi một chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) được một chất hơi có tỉ khối hơi đối với metan bằng 13,5. Lấy 10,8 gam chất A và 19,2 gam O2 (dư) cho vào bình kín, dung tích 25,6 lít (không đổi). Đốt cháy hoàn toàn A, sau đó giữ nhiệt độ bình ở 163,80C thì áp suất trong bình bằng 1,26 atm. Lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng cho qua 160 gam dung dịch NaOH 15%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B chứa 41,1 gam hỗn hợp hai muối. Khi cho 10,8 gam A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ tạo ra 1 ancol và m gam 3 muối. Giá trị của m gần nhất với:

A. 14.                      B. 16.                         C. 9.                      D. 12.

Câu 11: Gần đây cá chết hàng loạt ở các bờ biển miền trung gây xôn xao dư luận. Một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là cá bị nhiễm độc kim loại nặng. Nếu con người tiếp xúc và được cho là nhiễm kim loại nặng thì nên uống gì?

A. Nước chanh.       B. Nước muối loãng.     C. Sữa.                 D. Nước lọc.

Câu 12: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 là:

A. 75%.                   B. 25%.                        C. 40%.                  D. 60%.

Câu 13: Hòa tan 22 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen, ở hai chu kỳ liên tiếp, số hiệu nguyên tử của X nhỏ hơn của Y) vào nước thu được dung dịch (A). Cho dung dịch (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 47,5 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 46,82%                                        B. 11,98%.

C. 53,18% hoặc 11,98%.                    D. 53,18%.

Câu 14: Cho 13,6 gam một chất X (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO3 2M / NH3 thu được 43,2 gam Ag kết tủa. Biết tỉ khối hơi của X so với O2 = 2,125. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH C – CH2 – CHO.                       B. OHC – (CH2)2 – CHO.

C. CH3 – (CH2)2 – CHO.                        D. CH2 = C = CH – CHO.

Câu 15: Hòa tan Cr2(SO4)3 vào cốc nước, sau đó thêm lượng dư dung dịch NaOH vào cốc, rồi lại thêm tiếp brom vào cốc tới khi vừa đủ phản ứng hết với hợp chất của crom, thu được dung dịch X có môi trường kiềm mạnh. Màu của dung dịch X là:

A. Màu xanh.            B. Màu vàng.                C. Màu da cam.                     D. Không màu.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1

C

11

C

21

C

31

B

41

B

2

B

12

D

22

C

32

D

42

D

3

D

13

C

23

A

33

D

43

C

4

C

14

A

24

C

34

D

44

B

5

D

15

B

25

A

35

C

45

A

6

B

16

B

26

B

36

D

46

C

7

A

17

B

27

B

37

A

47

B

8

C

18

C

28

D

38

A

48

D

9

A

19

D

29

D

39

A

49

C

10

D

20

B

30

C

40

A

50

B

0