14/01/2018, 16:54

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016 - 2017 Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử có đáp án Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử Đề thi tuyển sinh ...

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử 

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử Sở GD và ĐT Hà Nội năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Địa lý sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017 (Chuyên)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2016 - 2017
Môn thi: Lịch Sử
Ngày thi: 10 tháng 6 năm 2016
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: Nêu những biểu hiện của sự phân chia thế giới thành hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phân chia đó tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế thời kì này?

Câu 2: Lập bảng thống kê (theo mẫu) về chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.

Ngành khai thác Chính sách khai thác
   
   

Hãy nhận xét về chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp. Thực dân Pháp chủ yếu tập trung khai thác những nguồn lợi nào? Tại sao?

Câu 3: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, hãy cho biết:

a. Vì sao Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới?

b. Cách đánh chủ yếu của ta trong chiến dịch Biên giới là gì? Cách đánh đó được thực hiện trong những trận đánh nào của chiến dịch?

Câu 4: Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói "Đồng khởi" thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Lịch sử

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2016 - 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán thành phố Hà Nội năm học 2016 - 2017

Câu 1.

a) Những biểu hiện của việc phân chia thế giới thành hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai:

* Những quyết định của hội nghị I-an-ta tạo khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới:

  • Biểu hiện về chính trị: Sau khi chiến thắng phát xít, các nước dân chủ nhân dân thành lập và tiến hành các cải cách quan trọng. Từ năm 1950, các nước Đông Âu đi lên CNXH.
  • Về kinh tế: Đối phó với việc Mỹ đưa ra kế hoạch Mac - xan lôi kéo các nước Tây Âu, tháng 1-1949, Liên Xô cùng các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
  • Về quân sự: Tháng 4-1949, Mỹ và 11 nước Tây Âu thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì Liên Xô cùng các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác -xa-va (5-1955).

b) Sự phân chia đó giữa hai khối nước làm cho quan hệ quốc tế:

Luôn luôn đối đầu trong tình trạng chiến tranh lạnh hết sức căng thẳng: Mĩ chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.... Hậu quả của chiến tranh lạnh rất nặng nề đó là nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới, trong khi loài người phải chịu đựng bao nhiêu khó khăn.

Câu 2

a) Ngành khai thác: Nông nghiệp, chính sách khai thác là cướp đất lập đồn điền trồng cao su. công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung vào khai mỏ (than) và xây thêm một số cơ sở công nghiệp nhẹ (rượu, đường..) và ngành dịch vụ (điện nước).
Thương nghiệp là chính sách độc quyền ngoại thương, giao thông vận tải được đầu tư và phát triển thêm, ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế và phát hành tiền giấy.

b) Chính sách khai thác: Thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào khai mỏ và đồn điền trồng cao su vì hai ngành này là thế mạnh của Việt Nam, đầu tư vào hai ngành này chỉ cần vốn ít mà thu hồi nhanh, hơn nữa sau chiến tranh hai mặt hàng này bán chạy và lợi nhuận cao nên thực dân Pháp đổ xô vào kinh doanh kiếm lời.

Chính sách khai thác của chúng tiếp tục du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, có làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam biến đổi ít nhiều nhưng nhìn chung mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, Việt Nam vẫn là nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3.

a) Tháng 6-1950 Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới căn cứ vào hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn sau:

  • Tháng 10/1949 cách mạng Trung Quốc thành công, sau đó Trung Quốc, Liên xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, đồng thời từ sau chiến dịch Việt Bắc thế và lực của ta mạnh lên.
  • Tuy vậy, ta cũng gặp khó khăn mới đó là Mỹ can thiệp sâu và liên quan trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Với viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ, thực dân Pháp đưa ra kế hoạch Rơ –ve
  • Để phát huy thuận lợi khắc phục khó khăn ta mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt- Trung và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

b) Cách đánh chủ yếu của ta trong chiến dịch Biên giới chủ yếu là phát huy thế trận của chiến tranh nhân dân, các chiến trường trên toàn quốc phối hợp kiềm chế địch. Trên chiến trường cách đánh của ta là đánh điểm diệt viện, cách đánh này dựa trên những phân tích sâu sắc của Đại tướng Võ nguyên Giáp về địa hình cũng như cách tập trung quân của địch.

  • Cách đánh điểm diệt viện được thể hiện trong trận mở màn đánh vào Đông Khê giành thắng lợi ngày 18-9-1950. Trận thắng này làm cho hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 lung lay.
  • Phán đoán đúng ý đồ của địch, quân ta kiên nhẫn mai phục chặn đánh trên đường số 4 khiến hai cánh quân của địch từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên không liên lạc được với nhau, buộc chúng phải rút khỏi hàng loạt các vị trí trên đường số 4.
  • Hơn thế, phối hợp với Biên giới, quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc... Giải phóng thị xã Hoà Bình, chọc thủng hành lang Đông-Tây. Thế bao vây Việt Bắc cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản hoàn toàn.

Câu 4. Hoàn cảnh của phong trào "Đồng khởi" - Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam đứng trước tình thế hiểm nghèo bởi các chính sách tăng cường khủng bố, đàn áp của Mĩ - Diệm, chúng ra sắc lệnh đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thực hiện đạo luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam.

  • Phong trào của nhân dân ta từ đấu tranh hoà bình chuyển sang dùng bạo lực, vũ trang tự vệ. Giữa lúc đồng bào không thể sống như cũ được nữa thì Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) chuyển cách mạng miền Nam sang con đường bạo lực, khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu.
  • Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ ba xã điểm của huyện Mỏ Cày nhanh chóng lan ra khắp tỉnh Bến Tre và như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung trung bộ. Kết quả là nhân dân miền Nam phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã.
  • Ở những nơi đó, Uỷ ban Nhân dân tự quản được thành lập, căn cứ địa liên hoàn của cách mạng được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.
  • Như vậy, phong trào Đồng khởi cho thấy chính quyền Mĩ, ngụy từ ổn định tạm thời bước vào khủng hoảng triền miên, cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công vì ta có đủ điều kiện: Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cho một cuộc đấu tranh bạo lực.
0