Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa Đề thi thử đại học môn Địa có đáp án có đáp án là đề thi thử đại học năm 2015 môn Địa mà VnDoc.com gửi đến các bạn tham ...
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Địa lý trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
có đáp án là đề thi thử đại học năm 2015 môn Địa mà VnDoc.com gửi đến các bạn tham khảo, ôn luyện kiến thức, nhằm chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Tĩnh Gia 1, Thanh Hóa
30 bài tập vẽ biểu đồ luyện thi đại học môn Địa Lý
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
THANH HOÁ |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA |
Câu 1 (2.5 điểm):
- Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta? Đặc điểm đó mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên của nước ta?
- Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta? Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay?
Câu 2 (3 điểm):
- Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Chứng minh rằng ngành công nghiệp điện lưc là ngành có thế mạnh lâu dài của nước ta?
- Trình bày tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? Tại sao ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
Câu 3 (2.5 điểm): Cho bảng số liệu:
Giá trị và cơ cấu sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta; Năm 2005 và 2010.
Năm |
Tổng giá trị (Nghìn tỉ đồng) |
Cơ cấu phân theo thành phần kinh tế (%) | ||
Nhà nước | Ngoài nhà nước | Có vốn đầu tư nước ngoài | ||
2005 | 988,5 | 25,1 | 31,2 | 43,7 |
2010 | 2963,5 | 19,1 | 35,3 | 46,6 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta; năm 2005 và 2010.
- Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong thời gian trên.
Câu 4 (2 điểm):
- Kể tên các Tỉnh/Thành và Thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý
Câu 1 (2.5 điểm)
1. Trình bày đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta? Đặc điểm đó mang lai ý nghĩa gì về mặt tự nhiên nước ta?
- Đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng biển nước ta:
- Vùng biển nước ta thuộc bộ phận của Biển Đông trên TBD, nằm trong khu vực biển nhiệt đới nội chí tuyến BBC (Kéo dài từ 210B đến 6050’B và từ khoảng 1010Đ đến 117020'Đ). (0,25đ)
- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunay, Inđônê, Xingapo, Thái Lan. (0,25đ)
- Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2 bao gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. (0,25đ)
- Ý nghĩa của vị trí và phạm vi của biển đối với tự nhiên nước ta:
- Góp phần quy dịnh đặc điểm tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới hải dương sâu sắc: Đem lại cho khí hậu nước ta nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn... (0,25đ)
- Đem lại cho nước ta sự đa dạng và phong phú về địa hình, tài nguyên sinh vât và khoáng sản vùng biển: Địa hình cửa sông, bãi triều, đầm phá, rạn san hô... Hệ sinh thái rừng ven biển và trên đảo.... Tài nguyên thủy sản và khoáng sản... (0,25đ)
- Biển củng mang lại rất nhiều thiên tai: Bão, sạt lỡ bờ biển và sự xâm lấn của cát biển... (0,25đ)
2. Nêu một số tồn tại hạn chế về vấn đề lao động và việc làm của nước ta? Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm?
- Một số hạn chế và tồn tại của lao động và việc làm nước ta: (0,5đ)
- Lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Năm 2005 lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tới 75%, lao động có trình độ CĐ-ĐH chỉ chiếm 5,3%... Cơ cấu lao động phân bố cũng chưa hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa các vùng lãnh thổ. Năng suất lao động chưa cao, quỹ thời gian lao động sử dụng chưa hợp lý, còn dư thưa nhiều.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỉ lệ cao: Năm 2005 trung bình cả nước: thất nghiệp chiếm 2,1%, thiếu việc làm chiếm 8,1%.
- Phương hướng giải quyết việc làm: (0,5đ)
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số sức khoẻ sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chý ý đến hoạt động dịch vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành, nghề nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 2 (3 điểm)
1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Chứng minh rằng ngành công nghiệp điện lực là ngành có thế mạnh lâu dài?
- Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nhiều ngành kinh tế khác. (0,25đ)
- Chứng minh: Công nghiệp điện lực là ngành có thế mạnh lâu dài: (1,75đ)
- Cơ sở nguồn nguyên nhiên liệu phong phú và vững chắc:
- Than: Trữ lượng dự báo khoảng trên 7 tỉ tấn với nhiều loại. Trong đó quan trọng nhất là vùng than Quảng Ninh với trữ lượng khoảng trên 3 tỉ tấn. Là loại than đá có chất lượng tốt nhất Đông Nam Á....
- Dầu khí: Với trữ lượng khoảng hơn 10 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ M3 khí. Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, mang lại nguồn thủy năng dồi dào: Dự kiến khoảng trên 30 triệu KW. Tập trung trên hệ thống sông Hồng (37%), sông Đồng Nai (19%)... và các nguồn năng lượng khác như: Mặt trời, sức gió, địa nhiệt, thủy triều cũng rất phong phú có thể cho phép khai thác trong tương lai.
- Thị trường và nhu cầu tiêu thụ ngày càng rộng lớn:
- Sự phát triển của các ngành kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng tác động đến sự phát triển của ngành điện lực. Và xác định điện lực phảI đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
- Nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt của nhân dân ngày càng cao.
2. Trình bày tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta? Tại sao ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
- Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta: (1,0đ)
- Hiện nay cả nước sử dụng gần 1 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản; trong đó hơn 70% thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhiều loại thủy sản trở thành đối tượng nuôi trồng chính như: Tôm, cá, ngao, sò,... Trong đó đáng kể nhất là nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa.
- Sản lượng và giá trị thủy sản nuôI trồng không ngừng tăng lên: Năm 1990 so với năm 2005: Sản lượng tăng từ: 162 lên 1478 nghìn tấn; Giá trị tăng từ 2576 lên 22904 tỉ đồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển nhất về nuôi trồng thủy sản: Đặc biệt các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang. An Giang...
- ĐB Sông Cửu Long lại trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Vì: (0,5đ)
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi triều đầm phá, rừng ngập măn, trong vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc chằng chịt.
- Khí hậu nắng ấm quanh năm thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản...
- Dân cư có truyền thống kinh nghiệm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ: Giống, kỹ thuật nuôi trồng, cơ sở chế biến...
- Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư cho phát triển thủy sản ở vùng này...
- Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn: nội vùng, các vùng khác và thị trường quốc tế...
(Thí sinh nêu đươc 3 ý cho 0.25đ)
Câu 3 (2.5 điểm)
1. Vẽ biểu đồ:
* Xử lý số liệu (So sánh quy mô - bán kính) (0,25đ)
Năm |
So sánh quy mô |
So sánh bán kính |
2005 |
1.00 |
1.00 |
2010 |
3.00 |
1.73 |
Nếu lấy bán kính hình tròn thể hiện cơ cấu năm 2005 là 1đvbk thì bán kính hình tròn năm 2010 là 1,73 đvbk
* Vẽ biểu đồ: Hai hình tròn (Khác nhau về kích thước; có đầy đủ số liệu,chú giải và tên biểu đồ). (1,0đ)
(Lưu ý:Thiếu, sai mỗi ý trừ 0, 25 điểm.)
2. Nhận xét và giải thích: (1,25đ)
- Nhận xét: (0,75đ)
- Về quy mô: Tổng giá trị công nghiệp nước ta từ 2005 – 2010 tăng rất nhanh (Dẫn chứng):
- Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng:
- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực nhà nước ( D/c)
- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (D/c)
- Giải thích: (0,5đ)
- Tăng nhanh về quy mô. Vì: Chính sách phát triển kinh tế – xã hội theo hướng CNH và HĐH.
- Có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu phân theo thành phần. Vì: Đường lối phát triển kinh nhiều thành phần. Một số nhà máy quốc doanh làm ăn kém hiệu quả được cổ phần hóa và tư nhân hóa. Đồng thời nhà nước chú trọng chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4 (2 điểm)
1. Kể tên các Tỉnh/Thành và Thành phố trực thuộc tỉnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: (1,0đ)
STT | Tỉnh/Thành | Thành phố trực thuộc tỉnh (Tỉnh lỵ) |
1 | TP Đà Nẵng | |
2 | Tỉnh Quảng Nam | Tam Kỳ |
3 | Quảng Ngãi | Quảng Ngãi |
4 | Bình Định | Quy Nhơn |
5 | Phú Yên | Tuy Hòa |
6 | Khánh Hòa | Nha Trang |
7 | Ninh Thuận | Phan Rang - Tháp Chàm |
8 | Bình Thuận | Phan Thiết |
(Thí sinh nêu từ 2/8 đơn vị trở lên có thể cho 0.25 điểm)
2. Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển? (1,0đ)
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, vũng vịnh và cồn cát: Sơn Trà, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né...
- Khí hậu nắng ấm quanh năm thuận lợi cho du lịch biển phát triển.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ngày càng hoàn thiện; đội ngũ nhân viên phục vụ ngày càng chuyên nghiệp.
- Nhu cầu du lịch của nhân dân trong vùng, các vùng khác và quốc tế ngày càng cao. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch...