14/01/2018, 13:39

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị Đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án có đáp án là đê thi thử đại học môn Sinh hay dành cho các bạn tham khảo. ...

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

có đáp án là đê thi thử đại học môn Sinh hay dành cho các bạn tham khảo. Tài liệu này giúp các bạn thử sức trước kì thi Quốc gia 2015, kì thi đại học-cao đẳng sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong bài thi của mình.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 5 năm 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Sinh học năm 2015

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT 4 Thọ Xuân, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Kỳ thi: THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 - 2015
Môn thi: SINH

001: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?

A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.

002: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến sai nghĩa?

A. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm thay đổi axitamin ở chuỗi polipeptit.

B. Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.

C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi polipeptit.

D. Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc.

003: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật.

B. Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, và có thể xảy ra trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

C. Đột biến chuyển đoạn do gây chết sinh vật nên có thể làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

D. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

004: Phân tử mARN của virut khảm thuốc lá có 90%U và 10% X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là:

A. 24,3%            B. 0,18%            C. 0,27%             D. 0,81%

005: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một thể đột biến cặp NST số 1 bị mất đoạn ở một NST, cặp NST số 3 bị đảo đoạn ở một NST, cặp NST số 5 bị lặp đoạn ở một NST. Trong điều kiện giảm phân bình thường, tỉ lệ giao tử đột biến là:

A. 12,5%            B. 87,5%            C. 50%                D. 75%

006: Xét các phát biểu sau đây:

(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.

(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.

(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp.

(4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?

A. 3                    B. 4                   C. 2                  D. 1

007: Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

(1) ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống của cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.

(2) số lượng gen trong quần thể là rất lớn.

(3) đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

(4) quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Các giải thích đúng là:

A. 1,2,3,4            B. 1,3               C. 1,2                 D. 1,2,3

008: Một phân tử ADN của vi khuẩn E. Coli có khối lượng 9.105 đvC tiến hành nhân đôi 3 đợt liên tiếp, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit là:

A. 42000            B. 47984            C. 41986             D. 21000

009: Tế bào sinh dưỡng của loài A có bộ NST 2n = 24. Một cá thể của loài trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 23 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng:

A. chuyển đoạn NST.                       B. lặp đoạn NST.

C. Sát nhập hai NST với nhau.          D. mất đoạn NST.

010: Ghép các hội chứng bệnh ở người và dạng đột biến cho phù hợp:

1- Đột biến số lượng NST         2 – Đột biến cấu trúc NST              3- Đột biến gen

a- hội chứng mèo kêu              b- bệnh Phênikêtô niệu                   c – hội chứng Patau

d – hội chứng siêu nữ              e – hội chứng Claiphento

Câu trả lời đúng là:

A. 1-c, d,e ; 2-b ; 3-a                   B. 1-a,c ; 2- c ; 3 – d,e

C. 1-b,c,d ; 2 – e ; 3 – a               D. 1- c,d,e ; 2 – a ; 3- b

011: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, xét các phát biểu về NST giới tính ở động vật:

(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính.

(2) Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính.

(3) Khi trong tế bào có cặp NST XY thì đó là giới tính đực.

(4) Các tế bào lưỡng bội trong cùng một cơ thể có cùng số cặp NST giới tính.

Số phát biểu đúng là:

A. 1                B. 2                 C. 3                   D. 4

012: Ở ruồi giấm, khi lai hai dòng thuần chủng khác nhau bởi cặp các tính trạng tương phản được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 71,25% thân xám, cánh dài: 21,25% thân đen, cánh ngắn:3,75% thân xám cánh ngắn: 3,75% thân đen,cánh dài. Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định. Nếu cho con cái F1 lai với con đực có kiểu hình thân xám, cánh ngắn ở F2 thì loại kiểu hình thân xám,cánh dài ở đời con chiếm tỉ lệ:

A. 3,75%         B. 35%             C. 46,25%          D. 42,5%

013: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

A. Lai phân tích.       B. Lai thuận nghịch.        C. Lai tế bào.            D. Lai cận huyết.

014: Bản chất quy luật phân li của Menđen là:

A. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảm phân.

B. Sự phân li KH ở F2 theo tỉ lệ 1:2:1.

C. Sự phân li KH ở F2 theo tỉ lệ 9:3:1:1 và phân li KG 1:2:1.

D. Sự phân li KH ở F2 theo tỉ lệ 3:1.

015: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 2 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây hoa tím F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình hoa trắng là:

A. 1/12.                 B. 3/16.             C. 1/9.               D. 1/3

016: Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông vàng; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mõm dài trội hoàn toàn so với alen d quy định mõm ngắn. Phép lai P: ♀(AB/ab)XDXd x ♂(Ab/aB)XdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông vàng, chân thấp, mõm ngắn chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông đen dị hợp, chân thấp, mõm dài ở F1 chiếm tỉ lệ

A. 8,5%.              B. 2%.                 C. 17%.              D. 10%.

017: Xét cá thể của một loài sinh sản vô tính, giả sử trong quá trình nguyên phân ở một số tế bào xảy ra sự không phân li của một cặp NST kép, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong cơ thể trên sẽ xuất hiện:

A. 2 dòng tế bào đột biến ( n + 1) và (n – 1).

B. 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1) và (2n-1).

C. 1 dòng tế bào bình thường (n) và 2 dòng tế bào đột biến (n+1) và (n-1).

D. 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+2) và (2n-2).

018: Ở một loài động vật, alen A quy định thân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định thân ngắn, alen B quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xám, hai cặp gen này nằm trên cùng một cặp NST thường. Phép lai: P: (Ab,Ab)x (Ab,aB) thu được F1. Trong tổng số con F1, số con thân ngắn, cánh xám chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng hoán vị gen ở cá thể đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số con thu được ở F1, con cái thân dài, cánh đen chiếm tỉ lệ

A. 7,5%              B. 59%               C. 14.75%             D. 29.5%

019: Biết mỗi gen quy định một tính trạng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái?

A. AaXBXB x aaXBY                       B. AaXBXb x aaXBY

C. AaXbXb x AAXbY                        D. AaXBXb x AaXbY

020: Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân là:

A. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau, tính trạng biểu hiện đồng đều ở 2 giới.

B. Kết quả lai thuận nghịch giống nhau, con lai luôn biểu hiện tính trạng của mẹ.

C. Kết quả lai thuận nghịch giống nhau, tính trạng biểu hiện đồng đều ở 2 giới.

D. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau ở 2 giới.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

B

11

A

21

C

31

B

41

D

2

A

12

C

22

A

32

B

42

C

3

C

13

B

23

B

33

D

43

B

4

A

14

A

24

A

34

D

44

A

5

B

15

C

25

D

35

C

45

A

6

D

16

A

26

A

36

C

46

C

7

A

17

D

27

B

37

A

47

B

8

D

18

D

28

B

38

B

48

D

9

C

19

B

29

D

39

A

49

B

10

D

20

A

30

C

40

D

50

B

0