14/01/2018, 13:39

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2014-2015 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2014-2015 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 có đáp án là đề thi học kì II lớp 7 môn Vật lý, có đáp án kèm theo. Tài liệu này ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2014-2015 trường THCS Phan Bội Châu, Quảng Nam

là đề thi học kì II lớp 7 môn Vật lý, có đáp án kèm theo. Tài liệu này giúp các bạn tự ôn tập lại kiến thức, nhằm học tốt môn Vật lý 7, đạt kết quả cao trong bài thi giữa kì, bài thi cuối năm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi cuối học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Cam Lộ, Quảng Trị

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2014-2015 trường THCS Đình Xuyên, Hà Nội

Bài test: 

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Vật lý

THCS Phan Bội Châu ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - MÔN VẬT LÍ 7

I Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:

Câu 1. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện trong mạch chính:

A. bằng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.

B. bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần.

C. bằng tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần.

D. bằng hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần.

Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.

B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.

C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.

D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 3. Khi cầu chi trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây?

A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì.

B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì.

C. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt.

D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa.

Câu 4: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?

A. Niutơn (N)           B. Ampe(A)                   C. Đêxiben(dB)          D. Héc(Hz)

Câu 5: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?

A. Mảnh nhôm.       B. Mảnh nilông.             C. Mảnh giấy khô.      D. Mảnh nhựa

Câu 6: Dụng cụ nào dứơi đây không phải là nguồn điện?

A. Pin.                  B. Đinamô lắp ở xe đạp.         C. Acquy.           D. Bóng đèn điện đang sáng.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Bài 1: Trên một bóng đèn có ghi 6V, em hiểu như thế nào về con số ghi trên bóng đèn? Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với HĐT bao nhiêu? (1,5 điểm)

Bài 2: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích? (1,5 điểm)

Bài 3: Cho trước: nguồn điện (1 pin), 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn.

a. Vẽ sơ đồ mạch điện trên? (1.5 điểm)

b. So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2? (1.5 điểm)

c. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3 V; hiệu điện thế trong mạch chính U = 4,8 V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2? (1 điểm)

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Vật lý

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

ĐÁP ÁN

B

D

C

B

A

D

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Bài 1:

  • Số ghi trên bóng đèn là HĐT định mức của bóng. (0,5đ)
  • Nếu sử dụng bóng ở HĐT lớn hơn 6V bóng sẽ cháy, nếu nhỏ hơn bóng sẽ không sáng hết công suất. (0,5đ)
  • Tốt nhất nên sử dụng bóng với HĐT là 6V (0,5đ)

Bài 2

  • Tác dụng: Hút các bụi bông lơ lửng trong không khí. (0,5đ)
  • Giải thích: Những tấm Kim loại khi đã bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác (1,0đ)

Bài 3:

a. Vẽ sơ đồ ĐÚNG: 1,5đ.

b. Vì 2 bóng mắc nối tiếp nên I = I1 = I2 (1,5đ)

c. Ta có công thức tính Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp: (1,0đ)

U = U1 + U2 => U2 = U – U1 = 4,8 – 2,3 = 2,5 V

0