14/01/2018, 13:18

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hà Giang

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hà Giang Đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa Nhằm giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi THPT Quốc gia năm 2015, VnDoc.com xin giới thiệu "". ...

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Hà Giang

Nhằm giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi THPT Quốc gia năm 2015, VnDoc.com xin giới thiệu "". Đây là tài liệu hữu ích để các bạn tự ôn luyện kiến thức môn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014-2015
MÔN HÓA HỌC - LẦN 1
Ngày thi : 07 /02/2015
Thời gian làm bài: 90 phút;
Số câu trắc nghiệm: 50 câu
 

Mã đề thi 132

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, không sử dụng bảng HTTH, bảng tính tan)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137.

Câu 1: Lấy 9,9 gam kim loại M có hoá trị không đổi đem hoà vào HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở ĐKTC) gồm hai khí NO và N2O, tỉ khối của khí X đối với H2 bằng 18,5. Vậy kim loại M là

A. Zn                       B. Al                      C. Mg                       D. Ni

Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. Etylamin.             B. Propylamin.       C. Metylamin.            D. Phenylamin.

Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

A. Glucozơ.             B. Etyl axetat.        C. Saccarozơ.          D. Metylamin.

Câu 4: Cho biết các phản ứng xảy ra như sau:

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 (1)                   2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 (2)

Phát biểu đúng là:

A. Tính khử Cl- mạnh hơn của                 B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2

C. Tính khử của mạnh hơn Fe2+             D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+

Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau

Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3

Sục khí SO2 vào dung dịch H2S

Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4

Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 2                      B. 5                    C. 3                     D. 4

Câu 6: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.        B. Z, T, Y, X.      C. T, X, Y, Z.        D. Y, T, X, Z.

Câu 7: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.    B. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.

C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.      D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.

Câu 8: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 8,2.                 B. 12,3.               C. 10,2.                 D. 15,0.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng:

KMnO4 + KCl + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O.

Hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng lần lượt là:

A. 4,5,8               B. 3,7,5.              C. 2,8,6                 D. 2,10, 8

Câu 10: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 2,2,3,3-tetra metylbutan.             B. 3,3-đimetylhecxan.

C. 2,2-đimetylpropan.                      D. isopentan.

0