Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2014 môn Sinh trường THPT Gia Lộc, Hải Dương
Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2014 môn Sinh trường THPT Gia Lộc, Hải Dương Tài liệu ôn thi đại học môn Sinh là đề luyện thi đại học môn Sinh có đáp án kèm theo, là tài liệu ôn luyện, hệ thống kiểm tra ...
Đề thi thử Quốc gia lần 3 năm 2014 môn Sinh trường THPT Gia Lộc, Hải Dương
là đề luyện thi đại học môn Sinh có đáp án kèm theo, là tài liệu ôn luyện, hệ thống kiểm tra kiến thức hiệu quả, chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN SINH
SỞ GD-ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT GIA LỘC (Đề thi có 6 trang; 50 câu) |
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2013-2014 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Họ, tên thí sinh: ............................................................................................ Mã đề thi 132
Số báo danh: ................................................................................................
Câu 1: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: AB/abXDY x AB/abXDXd cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là:
A. 15% B. 7,5% C. 2,5% D. 5%
Câu 2: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
C. Mã di truyền là mã bộ ba.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 3: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ← (3) → (4) → (1). B. (2) → (1) → (3) → ( 4).
C. (3) → (1) → (4) → (1). D. (1) ← (2) ← (3) → (4).