31/05/2017, 13:07

Đề thi môn Văn Tốt nghiệp 2015

Tổng hợp những đề thi chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông Quốc Gia 2015! Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 1 Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 2 Bộ đề chuẩn ...

Tổng hợp những đề thi chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông Quốc Gia 2015!

 

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 1

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 2

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 3

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 4

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 5

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 6

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 7

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 8

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 9

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 10

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 11

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 12

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 13

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 14

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 15

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 16

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 17

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 18

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 19

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 20

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 21

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 22

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 23

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 24

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 25

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 26

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 27

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 28

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 29

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 30

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 31

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 32

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 33

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 34

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 35

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 36

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 37

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 38

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 39

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 40

Câu 1.

Phát hiện các lỗi trong đoạn văn sau và chữa lại:

Nhân vật Chàng trong chuyện vợ nhặt là một anh trung niên. Ngèo khổ, thô kệch làm ngề kéo xe mặc nhiên nhặt được vợ một cách giễ giàng, nhanh chóng. Ở ngay dữa đường dữa chợ, nhờ mấy bát bánh đúc. Chàng lấy vợ trong một tình huống eo le, vui buồn lẫn lộn. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, cái chết gần gũi.

Câu 2.

Viết một bài văn (khoảng 600 từ) với nhan đề Hoa trên cành, rễ dưới đất.

Câu 3.

Cảm nhận của anh (chị) về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 41

Câu 1.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Những bó hoa mang tới chúc tụng

Thành công một con người

Hằng ngày hằng ngày

Xây thành cái mồ chôn

Con người thành công ấy

Người ta đôi khi bị giết bằng những bó hoa.

(Văn Cao, Những bó hoa, rút từ tập thơ Lá, NXB Tác phẩm mới, 1988, tr. 25)

1.   Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

2.   Nhà thơ đã nói như thế nào về chức năng của những bó hoa và hệ luỵ mà chúng đưa lại đối với “con người thành công”?

3.   Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm ngôn của bài thơ?

4.   Hãy phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về bài học cuộc sống mà bài thơ đưa lại.

Câu 2.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình.

Câu 3.

Trong bài thơ Tràng giang, nhà thơ Huy Cận viết:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Anh (chị) lắng nghe thấy gì về tiếng nói tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ trên?

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 42

Câu 1.

1.   Phát hiện lỗi trong đoạn văn sau và chữa lại:

Thơ viết bằng văn xuôi, phân biệt với thơ viết tách ra từng dòng như đơn vị nhịp điệu. Cũng phân biệt với thơ tự do là cái loại thơ không bị ràng buộc bởi một luật nào, nhưng vẫn phân dòng. Thơ văn xuôi đã có mầm mống từ rất sớm. Sau đó các nhà thơ Ranh-bô và Bô-đơ-le có ý thức định hình cho thể thơ này.

2.   Phân tích giá trị của các phép tu từ trong các đoạn văn sau:

a)   Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca)

b)  Quốc sử ở một nước cũng như gia phổ ở một nhà. Nhà mà có gia phổ, thời con cháu mới biết cao tằng khảo tỉ (các vị tổ tiên, ông bà đã khuất trong gia đình) của nhà mình. Nước mà có sách sử, thời dân trong nước mới biết công lao khó nhọc về sự nghiệp khai sáng của tiền nhân mà sinh mối cảm tình thật mật thiết. Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu. Dân trong nước mà không biết quốc sử thời chắc dân nước ấy là dân vong tổ. Lẽ ấy hiển nhiên.

(Phan Bội Châu, Người nước ta với sử nước Ta)

Câu 2.

Khi theo dõi bầu trời, chớ để mất hút mặt đất.

Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

Câu 3.

 

Có ý kiến cho rằng tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một “nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại”, một “chủ nghĩa lạc quan” “trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng”. Bằng những hiểu biết của anh (chị) về bài thơ Chiều tối, hãy bàn luận về ý kiến trên.

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 43

Câu 1.

1.   Phát hiện lỗi trong đoạn văn sau và chữa lại:

Văn học lãng mạn thuộc cái kiểu văn học biểu hiện: các người, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm cực kì mạnh của họ. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cực đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối. Khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bó, chà đạp.

2.   Phân tích giá trị của các phép tu từ trong các đoạn văn sau:

a)   Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì...

(Theo Nguyễn Khải)

b)  Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao?

(Nguyễn Trường Tộ, Xin lập khoa luật)

Câu 2.

Ai ngủ trong mùa xuân sẽ phải khóc trong mùa hè.

Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

      Câu 3.

 

Có ý kiến cho rằng tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Bằng những hiểu biết của anh (chị) về bài thơ Chiều tối, hãy bàn luận ý kiến trên.

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 44

Câu 1.

1.   Phát hiện lỗi trong đoạn văn sau và chữa lại:

Quái lạ thứ nhất là gần trên ngàn năm nay, người nước ta, ai học Hán học thì thuộc sử Tàu làu làu, mà gần ba mươi năm trở lại đây, ai là nhà Tây học thì nói sử các nước ngoài luôn luôn, vậy mà hễ hỏi tới sử Nam ta. Thời chỉ nghe mấy tiếng “xoàng xoàng”: Hồng Lạc, Rồng Tiên, Đinh, Lí, Trần, Lê, lặp đi lặp lại. Chứ như hỏi đến xã hội biến thiên thế nào, thời đại thay đổi thế nào, việc gì giả, việc gì chân, người nào công, người nào tội. Hình như ít ai nghiên cứu tới.

2.   Phân tích giá trị của các phép tu từ trong các đoạn trích sau:

a)   Than ôi! Hán tổ Đường tôn (tổ tiên nhà Hán, Đường, Trung Quốc) có phải là cha ông ta đâu? Vua Nã-phá-luân (vua Pháp), vua Bỉ Đắc (vua Nga) có phải là dòng giống ta đâu? Mà cớ sao các nhà cựu học, tân học ta hết sức tìm tòi, ra công ghi nhớ, đến như việc sử cổ nước ta không ai để ý đến ?

(Phan Bội Châu, Người nước ta với sử nước ta)

b)  Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em.

(Ta-go, Bài thơ số28)

Câu 2.

Viết một bài văn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng mạng xã hội của thanh niên hiện nay.

Câu 3.

 

Trong lời đề từ cho vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.” [Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một). Bằng những hiểu biết của anh (chị) về mâu thuẫn cơ bản của vở kịch thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, hãy nêu suy nghĩ về lời đề từ nói trên.

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 45

Câu 1.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc và đường nét trong hội hoạ, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng hoà của những kí hiệu hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau, cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật. Chỉnh vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.

(Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 21)

1.   Muốn nắm được nội dung của đoạn văn trên, trước hết cần phải hiểu những khái niệm nào?

2.   Có sự khác biệt như thế nào giữa chất liệu của văn học và chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác?

3.   Theo đoạn văn trên, giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ văn học thể hiện ở những yếu tô nào?

Câu 2.

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

Anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về câu nói trên bằng một bài văn khoảng 600 từ.

Câu 3.

 

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 46

Câu 1.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bác bỏ một ý kiến nào đó không giản đơn là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc.

Muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan, trung thực. Sau đó, người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai. Để trả lời câu hỏi thứ nhất, cần đọc kĩ và xem xét ý kiến ấy ở cả ba yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận. Phân tích để người đọc thấy ý kiến đó sai ở luận điểm, luận cứ hay ở cách lập luận rồi tiến hành bác bỏ. Để trả lời câu hỏi thứ hai, cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải vì sao như thế là sai. Chẳng hạn, đểchứng minh một luận cứ sai, có thể bác bỏ bằng cách chỉ ra trong luận cứ đó, người viết đã trích dẫn sai, cố ý cắt xén ý tứ, câu chữ của người khác, hoặc trích dẫn đúng nhưng phân tích, giải thích lại sai...

(Thao tác lập luận bác bỏ, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 14)

1.   Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào?

2.   Tại sao khi muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết phải trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan, trung thực?

3.   Vì sao sau các câu: “Sau đó, người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: ý kiến ấy sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai.”; “Để trả lời câu hỏi thứ hai, cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải vìsao như thế là sai.”, tác giả không dùng dấu chấm hỏi?

4.   Anh (chị) rút ra được bài học gì sau khi đọc đoạn văn trên?

Câu 2.

Mỗi người là một cõi nhân gian bé tí...

Hãy viết tiếp câu trên để hoàn thành một bài nghị luận (khoảng 600 từ).

Câu 3.

Kết thúc bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng viết:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 89)

 

Dựa vào cảm nhận của anh (chị) về cả bài thơ, hãy lí giải vì sao trong khổ thơ trên, tác giả đã khẳng định: Tây Tiến người đi không hẹn ước và Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi?

Bộ đề chuẩn bị cho kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 47

Câu 1.

1.   Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

0